• Zalo

Trực khuẩn mủ xanh lây lan qua những con đường nào?

Sức khỏeThứ Sáu, 28/12/2018 07:04:00 +07:00Google News

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn tìm thấy trong bình nước uống hàng ngày của nhiều học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) có thể lây lan qua nguồn nước, bàn tay không sạch hoặc qua thiết bị nhiễm khuẩn chưa được khử trùng hoàn toàn.

Vụ việc nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) phát hiện con thường xuyên uống phải nước đóng bình nhiễm trực khuẩn mủ xanh không đảm bảo an toàn, thu hút sự quan tâm của dư luận. 

truc khuan

 Trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. (Ảnh: PNVN)

Trực khuẩn mủ xanh còn gọi là Pseudomonas aeruginosa, là loại trực khuẩn nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc tấn công các vết thương làm nhiễm trùng máu.

Trực khuẩn mủ xanh thường sống trong đất, đầm lầy và môi trường ven biển. Nó tồn tại trong điều kiện mà ít sinh vật khác có thể chịu được, nó tạo ra một lớp chất nhờn chống lại thực bào và hầu hết các loại thuốc kháng sinh.

Khi nhiễm trực khuẩn mủ xanh, người bệnh có những triệu chứng như ớn lạnh, sốt, đau đầu nhẹ, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn, tiêu chảy, thở nhanh, nhịp tim nhanh và giảm đi tiểu… Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương, tai và viêm phổi.

Theo các chuyên gia, trực khuẩn mủ xanh có thể lây lan qua con đường vệ sinh không đúng cách, bàn tay của nhân viên y tế hoặc thiết bị y tế chưa được khử trùng. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật hoặc đang điều trị bệnh lâu dài rất dễ nhiễm loại khuẩn này.

Trực khuẩn mủ xanh cũng có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo, ô nhiễm (các bể bơi, bể sục, nước không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được khử trùng…). Lúc này, trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng tai, mắt hoặc phát ban ở da ở những người thường xuyên sử dụng kích áp tròng.

Tuy nhiên, nguy hiểm nhất và có khả năng gây thiệt mạng là trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh trong bệnh viện thông qua các vết thương hở, vết bỏng…

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, cần giữ gìn vệ sinh chung, triệt để thực hiện các quy trình tiệt trùng, làm đúng các thao tác vô trùng.

Đối với các cá nhân cần giữ gìn vệ sinh, tránh xây xát da và niêm mạc, tăng cường sức đề kháng chung, tránh lạm dụng kháng sinh và các thuốc gây suy giảm miễn dịch. 

Video: Bé gái  bị nhiễm 2 siêu vi khuẩn kháng thuốc

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn