Chiều 9/11, sau gần hai ngày nghị án, hội đồng xét xử sơ thẩm TAND huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đã tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án bị cáo Nguyễn Đình Vĩnh Tường (37 tuổi, ở P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM) bị truy tố tội trộm cắp tài sản.
Do ông Tường bỏ trốn nên ngày 7-12-2000 Công an huyện Sông Hinh phát lệnh truy nã bị can trên toàn quốc. Ngày 20-6-2012, ông Tường bị Công an Phú Yên bắt tại TP.HCM, lúc đang là giám đốc Công ty TNHH Giai Điệu, đồng thời quản lý hai nhà hàng Giai Điệu (Q.Phú Nhuận) và Phong Thành (Q.5), góp vốn mở một salon ôtô (Q.8, TP.HCM).
Trong phiên tòa mở ngày 7-11-2012, đại diện Viện KSND huyện Sông Hinh đề nghị phạt ông Tường 36-42 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Luật sư bào chữa cho ông Tường cho rằng vụ án có dấu hiệu vi phạm Bộ luật tố tụng hình sự khi chỉ có quyết định khởi tố bị can mà không có quyết định phê chuẩn của Viện KSND huyện Sông Hinh. Sau đó, đại diện Viện KSND huyện Sông Hinh đã nhận có thiếu sót trong việc tập hợp hồ sơ vụ án.
Luật sư cũng cho rằng nếu có việc ông Tường trộm xe máy thì cũng chỉ là hành vi phạm tội không nghiêm trọng, theo quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ năm năm, trong khi từ thời điểm Công an huyện Sông Hinh phát lệnh truy nã đến khi ông Tường bị xét xử đã gần 12 năm.
Cũng theo luật sư, các quyết định về khởi tố bị can, truy nã của Công an huyện Sông Hinh đều ghi bị can là Nguyễn Vĩnh Tường, trong khi tên đầy đủ của ông này là Nguyễn Đình Vĩnh Tường.
Lệnh truy nã của Công an huyện Sông Hinh ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của ông Tường là thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhưng theo sổ hộ khẩu của ông Tường thì từ năm 1998 ông này đã cắt hộ khẩu khỏi địa bàn. Lệnh truy nã ông Tường không đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
Về phần ông Tường, ông khai rằng ông không tham gia vụ trộm, không biết mình bị truy nã, ông vẫn giữ nguyên tên họ khi cắt hộ khẩu từ Phú Yên nhập vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển về TP.HCM. Nhiều năm qua, ông thường xuyên về Phú Yên thăm bà con mà không gặp cản trở gì từ chính quyền cũng như cơ quan chức năng...
Vì vậy, hội đồng xét xử đã yêu cầu Viện KSND huyện thu thập đầy đủ hồ sơ truy nã đối với ông Nguyễn Đình Vĩnh Tường; điều tra bổ sung xem có chính xác là bị cáo đã cắt hộ khẩu từ xã Hòa Bình 2, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hòa), tỉnh Phú Yên chuyển vào xã Song Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 10-8-1998?
Đồng thời tòa cũng yêu cầu làm rõ từ tháng 7-2000 đến ngày 25-1-2010 bị cáo có cư trú tại huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu hay không, bị cáo có bỏ trốn hay không để có đủ cơ sở xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Tuổi trẻ
Lý do: Cơ quan điều tra đã điều tra chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Sông Hinh, từ tháng 6 đến tháng 8-2000, bị cáo Tường đã cùng ba đối tượng khác trộm ba xe máy tại huyện Sông Hinh. Ngày 7-11-2000, Công an huyện Sông Hinh ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Tường.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh Tường sau khi kết thúc phiên tòa |
Do ông Tường bỏ trốn nên ngày 7-12-2000 Công an huyện Sông Hinh phát lệnh truy nã bị can trên toàn quốc. Ngày 20-6-2012, ông Tường bị Công an Phú Yên bắt tại TP.HCM, lúc đang là giám đốc Công ty TNHH Giai Điệu, đồng thời quản lý hai nhà hàng Giai Điệu (Q.Phú Nhuận) và Phong Thành (Q.5), góp vốn mở một salon ôtô (Q.8, TP.HCM).
Trong phiên tòa mở ngày 7-11-2012, đại diện Viện KSND huyện Sông Hinh đề nghị phạt ông Tường 36-42 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Luật sư bào chữa cho ông Tường cho rằng vụ án có dấu hiệu vi phạm Bộ luật tố tụng hình sự khi chỉ có quyết định khởi tố bị can mà không có quyết định phê chuẩn của Viện KSND huyện Sông Hinh. Sau đó, đại diện Viện KSND huyện Sông Hinh đã nhận có thiếu sót trong việc tập hợp hồ sơ vụ án.
Luật sư cũng cho rằng nếu có việc ông Tường trộm xe máy thì cũng chỉ là hành vi phạm tội không nghiêm trọng, theo quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ năm năm, trong khi từ thời điểm Công an huyện Sông Hinh phát lệnh truy nã đến khi ông Tường bị xét xử đã gần 12 năm.
Cũng theo luật sư, các quyết định về khởi tố bị can, truy nã của Công an huyện Sông Hinh đều ghi bị can là Nguyễn Vĩnh Tường, trong khi tên đầy đủ của ông này là Nguyễn Đình Vĩnh Tường.
Lệnh truy nã của Công an huyện Sông Hinh ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của ông Tường là thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhưng theo sổ hộ khẩu của ông Tường thì từ năm 1998 ông này đã cắt hộ khẩu khỏi địa bàn. Lệnh truy nã ông Tường không đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
Về phần ông Tường, ông khai rằng ông không tham gia vụ trộm, không biết mình bị truy nã, ông vẫn giữ nguyên tên họ khi cắt hộ khẩu từ Phú Yên nhập vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển về TP.HCM. Nhiều năm qua, ông thường xuyên về Phú Yên thăm bà con mà không gặp cản trở gì từ chính quyền cũng như cơ quan chức năng...
Vì vậy, hội đồng xét xử đã yêu cầu Viện KSND huyện thu thập đầy đủ hồ sơ truy nã đối với ông Nguyễn Đình Vĩnh Tường; điều tra bổ sung xem có chính xác là bị cáo đã cắt hộ khẩu từ xã Hòa Bình 2, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hòa), tỉnh Phú Yên chuyển vào xã Song Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 10-8-1998?
Đồng thời tòa cũng yêu cầu làm rõ từ tháng 7-2000 đến ngày 25-1-2010 bị cáo có cư trú tại huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu hay không, bị cáo có bỏ trốn hay không để có đủ cơ sở xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận