(VTC News) - Vấn đề sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi có lẽ chưa bao giờ hết nóng khi con đường từ dạ dày đến nghĩa địa đang ngày càng trở nên ngắn và dễ dàng đến như thế.
Mới đây nhất, vào ngày 17/11, đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã phát hiện ra cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN) của Cty TNHH TCN Trường Phú (địa chỉ tại phường Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) đã sử dụng hoạt chất cực độc Auramine để sản xuất TACN.
Đoàn thanh tra đã thu giữ được 3 thùng chất Auramine, mỗi thùng nặng tới 30 kg. Tuy nhiên chủ cơ sở khai nhận đã dùng hết 46 kg, còn 14kg chưa sử dụng đến, 1 thùng rỗng còn lại là đã “có từ trước, không phải do cơ sở mua về sử dụng”.
Theo phân tích của đoàn thanh tra, cứ mỗi 200gr Auramine, sẽ trộn được 1 tấn TACN thành phẩm để bán ra thị trường. Như vậy, với 46kg Auramine thu giữ được tại Cty TNHH TCN Trường Phú, nhiều khả năng cơ sở này đã đưa ra thị trường tới 230 tấn thức ăn chứa đầy chất độc hại để bán cho người tiêu dùng.
Đây đã là lần thứ 3 trong năm cơ sở sản xuất TACN Trường Phú bị thanh tra phát hiện, tịch thu và niêm phong lượng lớn chất cấm không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Cũng cùng ngày 17/11, một đoàn thanh tra khác của Bộ NNPTNT còn phát hiện thêm tại khuôn viên của Nhà máy chế biến TACN và Thủy sản Thăng Long (đóng trên địa bàn xã Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) có 11 thùng chứa hoạt chất vàng ô, trong đó có 10 thùng đã dùng hết, 1 thùng còn lại 20kg đang chuẩn bị được đem đi phối trộn TACN.
Theo tính toán, với mỗi thùng chứa 30kg thì 10 thùng chứa 300kg chất vàng ô, có thể phối trộn được 1.500 tấn TACN để tung ra ngoài thị trường, hoặc là đã nhồi vào gà, lợn để bán cho người tiêu dùng.
Điều đáng nói hơn là trong thời gian gần đây tại Hà Nam, có hiện tượng người chăn nuôi tự trộn vào thức ăn gọi là “mỳ chính” mà theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, những người nông dân này đang bị gạ gẫm, dụ dỗ bởi các thương lái hoặc những kẻ bán hàng cho một số hãng thức ăn lớn.
Tương tự, tại tỉnh Thanh Hóa, dư luận cho rằng nhà máy không trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên họ lại bán kèm những “gói nhỏ” nghi là chất cấm để người dân về tự phối trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Theo nhận định của thiếu tá Lê Anh Đức – Phòng P5 – Cục Cảnh sát PCTPMT cho biết: Thức ăn chứa chất cấm được các cơ sở chăn nuôi nhồi vào gia súc, gia cầm để vỗ cấp tập trong vòng 12-15 ngày trước khi xuất chuồng vào các lò giết mổ.
Như vậy, khi ăn thịt các con gia súc, gia cầm này, người tiêu dùng coi như ăn cả chất cấm, vì các chất này không thể đào thải ra ngoài, mà tồn dư trong cơ thể con vật.
Đối với các chất cấm không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong TACN, nhất là chất Sabutamol đều có tính chất độc hại, nguy hiểm đến mức nếu người chăn nuôi cho con vật ăn quá số ngày cho phép, vật nuôi sẽ chết vì vỡ tim, suy thận vì không thể chịu nổi tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Hay như chất Auramine là loại chất chỉ dùng trong công nghiệp dệt nhuộm, công nghiệp giấy, cấm dùng trong công nghiệp thực phẩm vì khi được nạp vào cơ thể, chất này không thể đào thải ra ngoài.
Theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành – Bộ NNPTNT: "Việc tích lũy lâu trong người, tồn dư của chất này có khả năng gây ung thư, gây nhiều loại bệnh khác, thậm chí có thể hủy hoại giống nòi về gây các biến đổi bất thường về gene”.
Chưa kể, việc sử dụng chất cấm trong TACN không gây nên các vụ ngộ độc hàng loạt, không gây nên những cái chết tức thì mà ngấm ngầm đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống, tồn đọng và tích lũy lại dần mới dẫn đến hậu quả nên khó có cơ sở để cấu thành tội phạm với những kẻ vì lợi ích trước mắt mà có dã tâm đầu độc đồng loại.
Phát biểu tại phiên chất vấn trong chiều ngày hôm qua 16/11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đã đưa ra đánh giá về tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện đang không những không giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và mức độ nguy hiểm.
Ví dụ như thịt lợn thì chứa chất cấm, chuối thì ngâm ủ trong thùng hóa chất chứa thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định cho phép. Có thể nói rằng qua đó cũng đã nhìn thấy được tới hàng chục nghìn cái chết được báo trước xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã từng hứa sẽ khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống hàng ngày và phản ánh của cử tri, sự khắc phục này vẫn chưa đạt được yêu cầu, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào để xảy ra những yếu kém còn tồn tại.
“Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”, đại biểu Trần Ngọc Vinh đã nhấn mạnh trước toàn Quốc hội và đặt ra câu hỏi cho Bộ trưởng Cao Đức Phát rằng: "Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Phải chăng do chính sách chưa đủ răn đe hay do sự thiếu quyết tâm của Bộ NNVPTNT?"
Vấn đề sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người tiêu dùng, mà nó còn liên quan tới cả khả năng phát triển và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Huyền Trân
Mới đây nhất, vào ngày 17/11, đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã phát hiện ra cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN) của Cty TNHH TCN Trường Phú (địa chỉ tại phường Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) đã sử dụng hoạt chất cực độc Auramine để sản xuất TACN.
Đoàn thanh tra đã thu giữ được 3 thùng chất Auramine, mỗi thùng nặng tới 30 kg. Tuy nhiên chủ cơ sở khai nhận đã dùng hết 46 kg, còn 14kg chưa sử dụng đến, 1 thùng rỗng còn lại là đã “có từ trước, không phải do cơ sở mua về sử dụng”.
Những thùng chứa chất độc Auramine để phối trộn trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi - Ảnh: Báo Lao động |
Đây đã là lần thứ 3 trong năm cơ sở sản xuất TACN Trường Phú bị thanh tra phát hiện, tịch thu và niêm phong lượng lớn chất cấm không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Cũng cùng ngày 17/11, một đoàn thanh tra khác của Bộ NNPTNT còn phát hiện thêm tại khuôn viên của Nhà máy chế biến TACN và Thủy sản Thăng Long (đóng trên địa bàn xã Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) có 11 thùng chứa hoạt chất vàng ô, trong đó có 10 thùng đã dùng hết, 1 thùng còn lại 20kg đang chuẩn bị được đem đi phối trộn TACN.
Theo tính toán, với mỗi thùng chứa 30kg thì 10 thùng chứa 300kg chất vàng ô, có thể phối trộn được 1.500 tấn TACN để tung ra ngoài thị trường, hoặc là đã nhồi vào gà, lợn để bán cho người tiêu dùng.
Điều đáng nói hơn là trong thời gian gần đây tại Hà Nam, có hiện tượng người chăn nuôi tự trộn vào thức ăn gọi là “mỳ chính” mà theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, những người nông dân này đang bị gạ gẫm, dụ dỗ bởi các thương lái hoặc những kẻ bán hàng cho một số hãng thức ăn lớn.
Tương tự, tại tỉnh Thanh Hóa, dư luận cho rằng nhà máy không trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên họ lại bán kèm những “gói nhỏ” nghi là chất cấm để người dân về tự phối trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Theo nhận định của thiếu tá Lê Anh Đức – Phòng P5 – Cục Cảnh sát PCTPMT cho biết: Thức ăn chứa chất cấm được các cơ sở chăn nuôi nhồi vào gia súc, gia cầm để vỗ cấp tập trong vòng 12-15 ngày trước khi xuất chuồng vào các lò giết mổ.
Như vậy, khi ăn thịt các con gia súc, gia cầm này, người tiêu dùng coi như ăn cả chất cấm, vì các chất này không thể đào thải ra ngoài, mà tồn dư trong cơ thể con vật.
>> Clip bữa cơm thời nay khiến người xem rùng mình:
Đối với các chất cấm không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong TACN, nhất là chất Sabutamol đều có tính chất độc hại, nguy hiểm đến mức nếu người chăn nuôi cho con vật ăn quá số ngày cho phép, vật nuôi sẽ chết vì vỡ tim, suy thận vì không thể chịu nổi tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Hay như chất Auramine là loại chất chỉ dùng trong công nghiệp dệt nhuộm, công nghiệp giấy, cấm dùng trong công nghiệp thực phẩm vì khi được nạp vào cơ thể, chất này không thể đào thải ra ngoài.
Theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành – Bộ NNPTNT: "Việc tích lũy lâu trong người, tồn dư của chất này có khả năng gây ung thư, gây nhiều loại bệnh khác, thậm chí có thể hủy hoại giống nòi về gây các biến đổi bất thường về gene”.
Chưa kể, việc sử dụng chất cấm trong TACN không gây nên các vụ ngộ độc hàng loạt, không gây nên những cái chết tức thì mà ngấm ngầm đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống, tồn đọng và tích lũy lại dần mới dẫn đến hậu quả nên khó có cơ sở để cấu thành tội phạm với những kẻ vì lợi ích trước mắt mà có dã tâm đầu độc đồng loại.
Sử dụng chất cấm trong TACN không gây nên các vụ ngộ độc hàng loạt, không gây nên những cái chết tức thìnên khó có cơ sở để cấu thành tội phạm |
Ví dụ như thịt lợn thì chứa chất cấm, chuối thì ngâm ủ trong thùng hóa chất chứa thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định cho phép. Có thể nói rằng qua đó cũng đã nhìn thấy được tới hàng chục nghìn cái chết được báo trước xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã từng hứa sẽ khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống hàng ngày và phản ánh của cử tri, sự khắc phục này vẫn chưa đạt được yêu cầu, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào để xảy ra những yếu kém còn tồn tại.
Xem Clip: Giòi bọ lúc nhúc trong món sấu dầm Hà Nội
“Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”, đại biểu Trần Ngọc Vinh đã nhấn mạnh trước toàn Quốc hội và đặt ra câu hỏi cho Bộ trưởng Cao Đức Phát rằng: "Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Phải chăng do chính sách chưa đủ răn đe hay do sự thiếu quyết tâm của Bộ NNVPTNT?"
Vấn đề sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người tiêu dùng, mà nó còn liên quan tới cả khả năng phát triển và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Huyền Trân
Bình luận