(VTC News) – Vì sao người lính phục viên gần 40 năm nhưng lại không trở về nhà khiến gia đình buộc phải tin rằng ông đã hy sinh?
Vào quân đội, ông tham gia chiến đấu tại các chiến trường Campuchia, Lào. Năm 1973, ông về chiến đấu ở chiến trường Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) thì bị thương khi bị một viên đạn găm vào gáy, sau đó phải chữa trị dài ngày để hồi phục và tiếp tục cầm súng chiến đấu.
Năm 1975, khi chiến trường Sài Gòn diễn ra chiến dịch Tổng tiến công, ông Thuấn chiến đấu ở chiến trường Tây Ninh. Năm 1976, khi miền Nam hoàn toàn thống nhất, Trung sĩ, tiểu đội trưởng pháo binh Nguyễn Viết Thuấn được phục viên xuất ngũ.
“Ra quân, đơn vị có chu cấp cho một ít tiền để chi tiêu nhưng số tiền này không đủ để về quê, tôi đi sang một số vùng ở miền Nam cho đến khi tiêu hết số tiền đó thì quay về đơn vị xin ở lại nhưng đơn vị không nhận.
Lúc đó, tôi cảm thấy chán nản, phần vì ảnh hưởng của vết thương, phần vì không có tiền về quê nên tôi đi lang thang ở các tỉnh miền Nam cho đến khi lạc vào một vùng đất thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, gặp một người phụ nữ rồi kết hôn, tôi định chưa trở về mà ở lại đây lập nghiệp” – ông Thuấn cho biết.
Cũng trong năm 1976, bố mẹ và người thân ở ngoài Bắc nhận được giấy báo tử của ông và tổ chức tang lễ theo nghi thức liệt sỹ.
Sống ở vùng xa xôi, kinh tế chưa phát triển, vợ chồng ông Thuấn vất vả làm ăn mà quanh năm cái đói vẫn cận kề. Hai vợ chồng có với nhau 3 người con nhưng vì nghèo nên không đứa nào được đi học.
Bố mẹ đã không biết chữ, con cái cũng vậy nên không ai biết viết thư tay hay có cách liên lạc nào khác. Mặt khác, với vết thương ở đầu, trí nhớ của ông Thuấn giảm sút, không nhớ chính xác vùng quê của mình, chỉ nhớ tên bố mẹ và một vài người chú bác, em út.
“Mỗi lần nghĩ đến quê hương lòng tôi lúc nào cũng thấy nôn nao, nhưng phần vì nghèo, vì bệnh tật, vì nhận thức hạn chế nên tôi chỉ biết nhớ mà không biết làm cách nào để liên lạc hay trở về” – ông Thuấn trăn trở.
Mấy năm trở lại đây, khi 3 người con ông đã yên bề gia thất, vợ chồng ông cũng bớt vất vả hơn trước đây. Hàng ngày, vợ ông bán hàng ăn sáng, ông đi làm thuê, ai thuê gì thì làm nấy, còn những lúc vết thương ở đầu tái phát thì ông ở nhà nghỉ ngơi.
Bao nhiêu năm ấp ủ, chỉ đến khi gặp anh Trần Văn Toán ở Nam Định, tâm sự của ông mới được giãi bày, hy vọng được trở về quê hương của ông trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết…
“Lúc tôi thấy em trai tôi cùng một số anh em khác bước vào, nói giọng Bắc, lòng tôi vui sướng, tôi có linh cảm như đây là những người ruột thịt của mình và tôi cố gắng nhớ hết những gì có thể, kể cho họ nghe để họ tin rằng chính tôi là Nguyễn Viết Thuấn, người họ đang tìm” – ông Thuấn xúc động.
Thế rồi họ nhận ra nhau, tay bắt mặt mừng, ai cũng khóc trong niềm sung sướng, hân hoan tột độ để rồi ít ngày sau, người “liệt sỹ” ấy theo em trở về quê hương, trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi thờ anh từ hơn 40 năm nay.
Gặp lại đồng đội trở về từ “cõi chết” trở về, ông Nguyễn Viết Tửu (SN 1952, huyện Hoài Đức) cho biết, ông và ông Thuấn nhập ngũ cùng một ngày, ông được phân vào chiến trường chiến đấu Trung đội 3, 638 Hà Tây; còn ông Thuấn vào Trung đội 1. Hai ông cùng hành quân đến Quảng Bình thì ông Thuấn chuyển sang tiểu đoàn 135 Pháo binh, Tửu sang 271, từ đây mỗi người phải chia mỗi ngả.
“Tháng 12/1971, tôi có tin anh Thuấn đang chiến đấu ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và từ đó không biết tin, cho đến khi phục viên về quê, tôi mới biết là anh ấy hy sinh” – ông Tửu kể.
Chia sẻ niềm vui ngày hội ngộ, ông Tửu nói rằng, đây như là một điều thần kỳ, ban đầu ông không dám tin nhưng sau khi gặp gỡ, hàn huyên chuyện cũ với đồng đội, ông hoàn toàn tin tưởng.
Trong niềm vui ngày trở về, ông Thuấn cho biết, thời gian tới ông sẽ thu xếp mọi chuyện ở miền Nam rồi sẽ đưa vợ con chuyển hẳn về quê để sinh sống những ngày còn lại của cuộc đời.
Nghe anh nói vậy, người em ruột Nguyễn Viết Thuấn tỏ phấn khởi: “Anh về rồi, anh là cả anh phải ở đây với em..."
Ông Nguyễn Viết Hướng – Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh, huyện Hoài Đức khẳng định, câu chuyện ông Nguyễn Viết Thuấn đi bộ đội, gia đình đã nhận giấy báo tử, đã tìm thấy phần mộ và đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ xã nhưng nay trở về hoàn toàn có thật.
“Chính quyền xã đã giúp đỡ để gia đình tìm thấy ông Thuấn. Qua kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy tờ quân nhân và các giấy tờ khác, chúng tôi khẳng định đó chính là ông Nguyễn Viết Thuấn” – Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh nói.
Ông Hướng cũng cho biết, từ ngày nhận được giấy báo tử của ông Thuấn, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến gia đình, thực hiện đầy đủ chính sách đối với gia đình ông Thuấn.
Đến thời điểm này, khi ông Thuấn đã trở về, xã đã có báo cáo gửi UBND huyện Hoài Đức.
“Hiện ông ấy mới về, chúng tôi tạo điều kiện để gia đình vui mừng, ông Thuấn có thời gian và điều kiện gặp gỡ anh em họ hàng nhưng sau đó, chúng tôi sẽ mời ông Thuấn và gia đình lên làm việc, giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định hiện hành” - Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh khẳng định.
Viết tiếp câu chuyện về người lính bất ngờ trở về sau 42 năm là liệt sỹ, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Thuấn (SN 1952 tại xã An Thọ, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Tây - nay thuộc TP Hà Nội).
Năm tháng đi qua, người lính trẻ ra đi với mái tóc xanh ngày nào nay trở về với mái đầu hoa râm, trò chuyện bằng giọng miền Nam. Cầm trên tay tờ giấy báo tử ghi tên mình vào năm 1976, ông Thuấn cho biết, ông tự nguyện nhập ngũ vào tháng 4/1971.
Chân dung "liệt sỹ" Nguyễn Viết Thuấn. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Vào quân đội, ông tham gia chiến đấu tại các chiến trường Campuchia, Lào. Năm 1973, ông về chiến đấu ở chiến trường Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) thì bị thương khi bị một viên đạn găm vào gáy, sau đó phải chữa trị dài ngày để hồi phục và tiếp tục cầm súng chiến đấu.
Năm 1975, khi chiến trường Sài Gòn diễn ra chiến dịch Tổng tiến công, ông Thuấn chiến đấu ở chiến trường Tây Ninh. Năm 1976, khi miền Nam hoàn toàn thống nhất, Trung sĩ, tiểu đội trưởng pháo binh Nguyễn Viết Thuấn được phục viên xuất ngũ.
“Ra quân, đơn vị có chu cấp cho một ít tiền để chi tiêu nhưng số tiền này không đủ để về quê, tôi đi sang một số vùng ở miền Nam cho đến khi tiêu hết số tiền đó thì quay về đơn vị xin ở lại nhưng đơn vị không nhận.
"Liệt sỹ" Thuấn với vết thương do đạn găm vào từ năm 1973 khiến trí nhớ của ông giảm sút. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Lúc đó, tôi cảm thấy chán nản, phần vì ảnh hưởng của vết thương, phần vì không có tiền về quê nên tôi đi lang thang ở các tỉnh miền Nam cho đến khi lạc vào một vùng đất thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, gặp một người phụ nữ rồi kết hôn, tôi định chưa trở về mà ở lại đây lập nghiệp” – ông Thuấn cho biết.
Cũng trong năm 1976, bố mẹ và người thân ở ngoài Bắc nhận được giấy báo tử của ông và tổ chức tang lễ theo nghi thức liệt sỹ.
Sống ở vùng xa xôi, kinh tế chưa phát triển, vợ chồng ông Thuấn vất vả làm ăn mà quanh năm cái đói vẫn cận kề. Hai vợ chồng có với nhau 3 người con nhưng vì nghèo nên không đứa nào được đi học.
Bố mẹ đã không biết chữ, con cái cũng vậy nên không ai biết viết thư tay hay có cách liên lạc nào khác. Mặt khác, với vết thương ở đầu, trí nhớ của ông Thuấn giảm sút, không nhớ chính xác vùng quê của mình, chỉ nhớ tên bố mẹ và một vài người chú bác, em út.
Sau 42 năm lưu lạc, "liệt sỹ" Nguyễn Viết Thuấn (trái) đã được trở về với quê hương, gia đình. |
“Mỗi lần nghĩ đến quê hương lòng tôi lúc nào cũng thấy nôn nao, nhưng phần vì nghèo, vì bệnh tật, vì nhận thức hạn chế nên tôi chỉ biết nhớ mà không biết làm cách nào để liên lạc hay trở về” – ông Thuấn trăn trở.
Mấy năm trở lại đây, khi 3 người con ông đã yên bề gia thất, vợ chồng ông cũng bớt vất vả hơn trước đây. Hàng ngày, vợ ông bán hàng ăn sáng, ông đi làm thuê, ai thuê gì thì làm nấy, còn những lúc vết thương ở đầu tái phát thì ông ở nhà nghỉ ngơi.
Bao nhiêu năm ấp ủ, chỉ đến khi gặp anh Trần Văn Toán ở Nam Định, tâm sự của ông mới được giãi bày, hy vọng được trở về quê hương của ông trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết…
“Lúc tôi thấy em trai tôi cùng một số anh em khác bước vào, nói giọng Bắc, lòng tôi vui sướng, tôi có linh cảm như đây là những người ruột thịt của mình và tôi cố gắng nhớ hết những gì có thể, kể cho họ nghe để họ tin rằng chính tôi là Nguyễn Viết Thuấn, người họ đang tìm” – ông Thuấn xúc động.
Anh em, họ hàng đến chia sẻ niềm vui với sự trở về của "liệt sỹ' Thuấn. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Thế rồi họ nhận ra nhau, tay bắt mặt mừng, ai cũng khóc trong niềm sung sướng, hân hoan tột độ để rồi ít ngày sau, người “liệt sỹ” ấy theo em trở về quê hương, trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi thờ anh từ hơn 40 năm nay.
Gặp lại đồng đội trở về từ “cõi chết” trở về, ông Nguyễn Viết Tửu (SN 1952, huyện Hoài Đức) cho biết, ông và ông Thuấn nhập ngũ cùng một ngày, ông được phân vào chiến trường chiến đấu Trung đội 3, 638 Hà Tây; còn ông Thuấn vào Trung đội 1. Hai ông cùng hành quân đến Quảng Bình thì ông Thuấn chuyển sang tiểu đoàn 135 Pháo binh, Tửu sang 271, từ đây mỗi người phải chia mỗi ngả.
“Tháng 12/1971, tôi có tin anh Thuấn đang chiến đấu ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và từ đó không biết tin, cho đến khi phục viên về quê, tôi mới biết là anh ấy hy sinh” – ông Tửu kể.
"Liệt sỹ" Thuấn cho biết, ông sẽ thu xếp công việc ở miền Nam để về sống nốt những ngày còn lại của cuộc đời ở quê hương. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Chia sẻ niềm vui ngày hội ngộ, ông Tửu nói rằng, đây như là một điều thần kỳ, ban đầu ông không dám tin nhưng sau khi gặp gỡ, hàn huyên chuyện cũ với đồng đội, ông hoàn toàn tin tưởng.
Trong niềm vui ngày trở về, ông Thuấn cho biết, thời gian tới ông sẽ thu xếp mọi chuyện ở miền Nam rồi sẽ đưa vợ con chuyển hẳn về quê để sinh sống những ngày còn lại của cuộc đời.
Nghe anh nói vậy, người em ruột Nguyễn Viết Thuấn tỏ phấn khởi: “Anh về rồi, anh là cả anh phải ở đây với em..."
Ông Nguyễn Viết Hướng – Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh, huyện Hoài Đức khẳng định, câu chuyện ông Nguyễn Viết Thuấn đi bộ đội, gia đình đã nhận giấy báo tử, đã tìm thấy phần mộ và đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ xã nhưng nay trở về hoàn toàn có thật.
“Chính quyền xã đã giúp đỡ để gia đình tìm thấy ông Thuấn. Qua kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy tờ quân nhân và các giấy tờ khác, chúng tôi khẳng định đó chính là ông Nguyễn Viết Thuấn” – Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh nói.
Ông Hướng cũng cho biết, từ ngày nhận được giấy báo tử của ông Thuấn, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến gia đình, thực hiện đầy đủ chính sách đối với gia đình ông Thuấn.
Đến thời điểm này, khi ông Thuấn đã trở về, xã đã có báo cáo gửi UBND huyện Hoài Đức.
“Hiện ông ấy mới về, chúng tôi tạo điều kiện để gia đình vui mừng, ông Thuấn có thời gian và điều kiện gặp gỡ anh em họ hàng nhưng sau đó, chúng tôi sẽ mời ông Thuấn và gia đình lên làm việc, giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định hiện hành” - Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh khẳng định.
Bình luận