Bị trinh sát rượt đuổi bằng ôtô, “lái rắn” vứt xe chạy bộ trong con đường làng tối đen như mực. Cho đến khi mệt lử, trùm buôn rắn chúa mới chịu đứng yên thúc thủ. Một lúc sau, anh ta bất ngờ ngã vật ra đất giãy giụa, mắt trợn ngược, rên hừ hừ, biểu hiện như thể dính nọc độc rắn vậy.
Ngủ cũng mơ thấy tiếng rắn… phì phì
Làng Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) nổi tiếng với nghề nuôi rắn mấy chục năm nay. “Tuổi nghề” dù không đáng gì so với Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội) hay Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), song ngôi làng này lại nổi tiếng chẳng kém bởi có những hộ nuôi rắn hổ mang chúa (loài động vật quý hiếm, nghiêm cấm mua bán, săn bắt, giết mổ, nuôi nhốt vì mục đích thương mại).
Nổi tiếng là vậy, nhưng Phụng Thượng không tiếp đón những người yếu tim hay ưa tò mò. Pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán, nuôi nhốt, săn bắt, giết mổ rắn hổ mang chúa nên khi đã làm ăn, “lái rắn” rất sợ gặp người lạ. “Có ai lạ mặt hỏi thăm về rắn chúa, cách tốt nhất để kiểm tra là cho họ… chọn rắn” - Đại úy Nguyễn Tuấn Anh kể về một chiêu thức phòng “người xấu” của “lái rắn” chuyên nghiệp. Những lần thâm nhập vào làng nuôi rắn, giúp người trinh sát dày dạn kinh nghiệm dựng lên chân dung một trong những ông trùm buôn “hổ chúa” ở Phụng Thượng - Trần Văn Xuyên (SN 1971), trú tại thôn Tây.
Để những chuyến thâm nhập vào hang ổ của kẻ buôn rắn chúa đảm bảo an toàn, người trinh sát nhỏ con, nhanh nhẹn Nguyễn Tuấn Anh phải kiên trì cả năm ròng tìm hiểu mánh khóe của “lái rắn”. Đơn giản nhất là dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang thường với rắn chúa; phức tạp hơn là cách trấn tĩnh, cân bằng tâm lý khi “đụng” rắn hổ, nghe nó phun phì phì trước mặt; nghệ thuật vỗ về, túm đuôi bắt rắn chúa từ hang tối cũng rất quan trọng… Tất cả đều được người trinh sát tuổi Tỵ học hỏi, thực hành thuần thục trước khi chạm trán “ông trùm”.
Chiêu trò của trùm buôn “hổ chúa”
Một ngày cuối năm, trinh sát nhận được tin báo, Xuyên vừa nhập một lượng lớn hàng về bể nuôi, đang nhồi cho ăn no để chuyển lên Móng Cái, Quảng Ninh bán. Nhất cử nhất động của “lái rắn” này được lực lượng công an giám sát chặt chẽ. “Trước thời điểm vận chuyển hàng, chiếc Hyundai do Xuyên điều khiển liên tục chạy vòng vèo để thăm dò tình hình. Đợi đến gần đêm, Xuyên xếp 6 bao tải rắn hổ mang chúa, nặng 150kg lên ô tô và phóng đi.
Chờ cho đối tượng ra khỏi làng Phụng Thượng, lực lượng công an đã tổ chức đón đầu, vây bắt. Thấy bóng cảnh sát từ xa, Xuyên quay xe bỏ chạy nhưng gặp đúng đoạn đường hẹp. Bị xe trinh sát khóa đuôi phía sau, “lái rắn” vứt xe chạy bộ trong con đường làng tối đen như mực. Anh em rượt đuổi nhiều kilomet trong bóng tối, cho đến khi Xuyến mệt lử chẳng thể lê bước, đành đứng im thúc thủ. Trong lúc dẫn giải đối tượng về trụ sở CAX Lại Thượng, Xuyên tìm cách tiếp cận trinh sát, đề nghị được “lót tay” một lượng lớn tiền mặt để xin tha.
Khai báo với cơ quan công an, Trần Văn Xuyên nhận vận chuyển 150kg rắn hổ mang chúa về bán cho các cửa hàng chuyên ngâm rượu rắn ở Thái Bình. Áp giải đối tượng ra sân trụ sở CAX Lại Thượng để kiểm đếm, phân loại rắn, cũng là lúc hàng chục người dân địa phương, trong đó có người thân quen với “lái rắn” thi nhau trèo lên tường rào, cửa trụ sở cơ quan để nghe ngóng” - Đại úy Nguyễn Tuấn Anh nhớ lại.
Trước sự chứng kiến của lực lượng chức năng,Xuyên được yêu cầu mở các bao tải rắn để công an, Kiểm lâm kiểm đếm. Vừa chạm vào túi rắn, Xuyên bất ngờ giật nảy, ngã ngửa ra đất, mắt trợn ngược, rên la bị rắn độc tấn công. Như thấy ám hiệu từ bên trong, “màn kịch” sức ép ở bên ngoài cũng bắt đầu. Hàng chục người đứng trên tường rào, cổng trụ sở cơ quan công an liên tục hò hét đòi thả Xuyên để đi cấp cứu.
“Màn diễn” này trên thực tế cũng nằm trong phương án dự phòng, nên CBCS cứ đúng như kế hoạch triển khai” - trinh sát kể. Công an địa phương được điện báo xuống hỗ trợ, trong khi “lái rắn” Xuyên liên tục kêu la, bóp chặt ngón tay và đòi mượn dao lam chích nọc độc. Đại úy Nguyễn Tuấn Anh cho biết: “Nếu “dính” nọc độc rắn hổ mang chúa, Xuyên khó có sức kêu la. Hơn nữa, mọi động thái của anh ta khi tiếp cận lũ rắn đều được CBCS giám sát chặt chẽ”.
Để “hạ nhiệt” dư luận bên ngoài, tránh những bức xúc có thể xảy ra, Đại úy Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp lấy dây cao su buộc chặt “vết thương”, tự tay cầm dao nhọn rạch vết thương, mút “máu độc”, ngâm tay Xuyên vào nước muối loãng. Công tác sơ cấp cứu cho “bệnh nhân” diễn ra chừng 5 phút. Chuyển “ông trùm” này đi bệnh viện được cho là cách xử lý an toàn nhất, tránh gây kích động thêm tâm lý đám đông - trinh sát tuổi rắn kể.
Chiếc xe hú còi inh ỏi vút đi trong màn đêm, hướng về Khoa chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, trong sự bám riết của một số ô tô “lái rắn” khác. Buồng điều trị của Xuyên được cảnh sát chốt chặn. Sau một đêm theo dõi, các bác sỹ kết luận, Xuyên không hề bị rắn cắn như anh ta nói.
Theo Thu Hạnh/ANTĐ
Trong mắt đồng đội, Đại úy Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm Đinh Tỵ - cán bộ Đội 3 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - CATP Hà Nội là một trong những trinh sát hiếm hoi dám ăn - ngủ - làm bạn với rắn hổ mang chúa. Để có những chuyến thâm nhập an toàn vào hang ổ của kẻ buôn rắn, trinh sát với dáng người nhỏ con phải kiên trì cả năm ròng tìm hiểu, thử nghiệm các mánh khóe của dân “lái rắn”.
Bức ảnh chụp Xuyên trước khi anh ta “diễn kịch” |
Ngủ cũng mơ thấy tiếng rắn… phì phì
Làng Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) nổi tiếng với nghề nuôi rắn mấy chục năm nay. “Tuổi nghề” dù không đáng gì so với Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội) hay Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), song ngôi làng này lại nổi tiếng chẳng kém bởi có những hộ nuôi rắn hổ mang chúa (loài động vật quý hiếm, nghiêm cấm mua bán, săn bắt, giết mổ, nuôi nhốt vì mục đích thương mại).
Nổi tiếng là vậy, nhưng Phụng Thượng không tiếp đón những người yếu tim hay ưa tò mò. Pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán, nuôi nhốt, săn bắt, giết mổ rắn hổ mang chúa nên khi đã làm ăn, “lái rắn” rất sợ gặp người lạ. “Có ai lạ mặt hỏi thăm về rắn chúa, cách tốt nhất để kiểm tra là cho họ… chọn rắn” - Đại úy Nguyễn Tuấn Anh kể về một chiêu thức phòng “người xấu” của “lái rắn” chuyên nghiệp. Những lần thâm nhập vào làng nuôi rắn, giúp người trinh sát dày dạn kinh nghiệm dựng lên chân dung một trong những ông trùm buôn “hổ chúa” ở Phụng Thượng - Trần Văn Xuyên (SN 1971), trú tại thôn Tây.
Để những chuyến thâm nhập vào hang ổ của kẻ buôn rắn chúa đảm bảo an toàn, người trinh sát nhỏ con, nhanh nhẹn Nguyễn Tuấn Anh phải kiên trì cả năm ròng tìm hiểu mánh khóe của “lái rắn”. Đơn giản nhất là dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang thường với rắn chúa; phức tạp hơn là cách trấn tĩnh, cân bằng tâm lý khi “đụng” rắn hổ, nghe nó phun phì phì trước mặt; nghệ thuật vỗ về, túm đuôi bắt rắn chúa từ hang tối cũng rất quan trọng… Tất cả đều được người trinh sát tuổi Tỵ học hỏi, thực hành thuần thục trước khi chạm trán “ông trùm”.
Chiêu trò của trùm buôn “hổ chúa”
Một ngày cuối năm, trinh sát nhận được tin báo, Xuyên vừa nhập một lượng lớn hàng về bể nuôi, đang nhồi cho ăn no để chuyển lên Móng Cái, Quảng Ninh bán. Nhất cử nhất động của “lái rắn” này được lực lượng công an giám sát chặt chẽ. “Trước thời điểm vận chuyển hàng, chiếc Hyundai do Xuyên điều khiển liên tục chạy vòng vèo để thăm dò tình hình. Đợi đến gần đêm, Xuyên xếp 6 bao tải rắn hổ mang chúa, nặng 150kg lên ô tô và phóng đi.
Chờ cho đối tượng ra khỏi làng Phụng Thượng, lực lượng công an đã tổ chức đón đầu, vây bắt. Thấy bóng cảnh sát từ xa, Xuyên quay xe bỏ chạy nhưng gặp đúng đoạn đường hẹp. Bị xe trinh sát khóa đuôi phía sau, “lái rắn” vứt xe chạy bộ trong con đường làng tối đen như mực. Anh em rượt đuổi nhiều kilomet trong bóng tối, cho đến khi Xuyến mệt lử chẳng thể lê bước, đành đứng im thúc thủ. Trong lúc dẫn giải đối tượng về trụ sở CAX Lại Thượng, Xuyên tìm cách tiếp cận trinh sát, đề nghị được “lót tay” một lượng lớn tiền mặt để xin tha.
Khai báo với cơ quan công an, Trần Văn Xuyên nhận vận chuyển 150kg rắn hổ mang chúa về bán cho các cửa hàng chuyên ngâm rượu rắn ở Thái Bình. Áp giải đối tượng ra sân trụ sở CAX Lại Thượng để kiểm đếm, phân loại rắn, cũng là lúc hàng chục người dân địa phương, trong đó có người thân quen với “lái rắn” thi nhau trèo lên tường rào, cửa trụ sở cơ quan để nghe ngóng” - Đại úy Nguyễn Tuấn Anh nhớ lại.
Trước sự chứng kiến của lực lượng chức năng,Xuyên được yêu cầu mở các bao tải rắn để công an, Kiểm lâm kiểm đếm. Vừa chạm vào túi rắn, Xuyên bất ngờ giật nảy, ngã ngửa ra đất, mắt trợn ngược, rên la bị rắn độc tấn công. Như thấy ám hiệu từ bên trong, “màn kịch” sức ép ở bên ngoài cũng bắt đầu. Hàng chục người đứng trên tường rào, cổng trụ sở cơ quan công an liên tục hò hét đòi thả Xuyên để đi cấp cứu.
“Màn diễn” này trên thực tế cũng nằm trong phương án dự phòng, nên CBCS cứ đúng như kế hoạch triển khai” - trinh sát kể. Công an địa phương được điện báo xuống hỗ trợ, trong khi “lái rắn” Xuyên liên tục kêu la, bóp chặt ngón tay và đòi mượn dao lam chích nọc độc. Đại úy Nguyễn Tuấn Anh cho biết: “Nếu “dính” nọc độc rắn hổ mang chúa, Xuyên khó có sức kêu la. Hơn nữa, mọi động thái của anh ta khi tiếp cận lũ rắn đều được CBCS giám sát chặt chẽ”.
Để “hạ nhiệt” dư luận bên ngoài, tránh những bức xúc có thể xảy ra, Đại úy Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp lấy dây cao su buộc chặt “vết thương”, tự tay cầm dao nhọn rạch vết thương, mút “máu độc”, ngâm tay Xuyên vào nước muối loãng. Công tác sơ cấp cứu cho “bệnh nhân” diễn ra chừng 5 phút. Chuyển “ông trùm” này đi bệnh viện được cho là cách xử lý an toàn nhất, tránh gây kích động thêm tâm lý đám đông - trinh sát tuổi rắn kể.
Chiếc xe hú còi inh ỏi vút đi trong màn đêm, hướng về Khoa chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, trong sự bám riết của một số ô tô “lái rắn” khác. Buồng điều trị của Xuyên được cảnh sát chốt chặn. Sau một đêm theo dõi, các bác sỹ kết luận, Xuyên không hề bị rắn cắn như anh ta nói.
Theo Thu Hạnh/ANTĐ
Bình luận