Triều Tiên thử tên lửa: Thế giới sẽ hoảng hốt khi biết tin này

Kinh tếThứ Ba, 23/02/2016 10:05:00 +07:00

Các nhà nghiên cứu địa chất đang bày tỏ mối quan ngại về việc ngọn núi Trường Bạch có thể sẽ lại phun trào do các vụ thử hạt nhân ở gần đó.

Các nhà nghiên cứu địa chất đang bày tỏ mối quan ngại về việc ngọn núi Trường Bạch có thể sẽ lại phun trào do các vụ thử hạt nhân ở gần đó.

Núi Trường Bạch nằm ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc, ngọn núi này đã từng một lần phát nổ với sức mạnh bằng 100 triệu trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
Hồ Thiên Đường vốn là miệng núi lửa Trường Bạch được tạo ra từ vụ nổ năm 946
Hồ Thiên Đường vốn là miệng núi lửa Trường Bạch được tạo ra từ vụ nổ năm 946 

Núi Trường Bạch, có tên Paektu hoặc Baekdu trong tiếng Hàn hoặc Changbai trong tiếng Trung, là một núi lửa còn hoạt động. Ngọn núi này cao 2.744 mét, là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch (Baekdudaegan), vốn là một ranh giới tự nhiên giữa 2 quốc gia Đông Á này. Điểm đáng chú ý ở ngọn núi này là nó có một miệng núi lửa được tạo ra từ vụ nổ Thiên Niên Kỷ (Millennium eruption) xảy ra vào năm 946. Vụ nổ này mạnh tới mức đã thổi tung lên trời 100 km3 đất đá, dung nham và tro bụi.

Người ta ước tính nó mạnh bằng 100 triệu trái bom nguyên tử từng được thả xuống Hiroshima. Miệng núi lửa ngày nay đã trở thành một hồ nước tự nhiên với diện tích rộng tới 9,82 km2, độ sâu trung bình 213 mét. Tuy được tạo ra từ một vụ nổ khủng khiếp nhưng hồ này lại có cái tên khá đẹp là Hồ Thiên Đường (Heaven Lake). Ngày nay, đây là một thắng cảnh du lịch cho cư dân của cả 2 quốc gia cùng thưởng ngoạn.

Quay lại với vụ nổ hạt nhân, hồi đầu năm nay, một vụ chấn động 5,1 độ Richter đã được ghi nhận gần khu vực này. Cộng đồng quốc tế tin cho rằng Triều Tiên vừa thực hiện một vụ nổ hạt nhân trong lòng đất, còn truyền thông quốc gia này khẳng định họ đã sở hữu được bom nhiệt hạch (H-bomb). Và mặc dù việc tranh cãi xem đấy có đúng là bom nhiệt hạch hay không vẫn chưa có câu trả lời chung cuộc, thì nó vẫn gây ra những mối lo ngại, đặc biệt trong cộng đồng địa chất thế giới.

Video: Biên tập viên Triều Tiên thông báo về vụ thử bom nhiệt hạch


Theo trang IFL Science, như mọi cơn chấn động khác, các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất cũng tạo sóng địa chấn và lan truyền theo mọi hướng. Trong đó có các hướng xuống bên dưới vỏ Trái Đất và tiếp cận với các bể dung nham nằm sâu khoảng 116 km dưới mặt đất. Nghiên cứu mới nhất từ các nhà địa chất Hàn Quốc cho thấy các sóng địa chấn này có thể đánh thức "những con rồng lửa" đang ngủ yên trong lòng đất.

Nguồn: VnReview
Bình luận
vtcnews.vn