Cuộc điều tra do Washington Post thực hiện cho thấy, các quan chức Triều Tiên đã tiếp cận một số cựu quan chức cấp cao và nhà phân tích Mỹ để cố gắng tìm hiểu thông điệp đằng sau những phát ngôn khác thường của ông Trump về chính quyền Kim Jong-un.
Theo Bruce Klinger, cựu chuyên gia CIA, Triều Tiên từng mời ông đến gặp tại Bình Nhưỡng nhưng ông đã từ chối. Bruce Klinger là chuyên gia kì cựu về Triều Tiên tại Quỹ di sản, cơ quan nghiên cứu chuyên cung cấp các nhà phân tích cho chính quyền Trump.
Ông Klinger cho rằng, dù những cuộc gặp như vậy rất có ích song nếu Triều Tiên muốn gửi đến một thông điệp rõ ràng thì nên gửi trực tiếp đến chính quyền Mỹ.
Theo Telegraph, các nhân vật trung gian ở Triều Tiên còn cố gắng kết nối với Douglas Paal, chuyên gia về châu Á từng làm việc tại Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, muốn ông tổ chức một cuộc nói chuyện giữa các quan chức Triều Tiên và chuyên gia Mỹ có liên hệ đến đảng Cộng hòa tại một địa điểm trung lập như Thụy Sĩ. Ông Paal cũng từ chối đề nghị.
Video: Triều Tiên ăn mừng rầm rộ sau vụ thử tên lửa
Nỗ lực của Triều Tiên đã bắt đầu từ trước khi căng thẳng leo thang như hiện tại với những phát ngôn đe dọa giữa hai bên diễn ra. Dù vậy, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên xem những nỗ lực đối thoại này là tiền đề đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa hay nước này có xem xét đến vấn đề phi hạt nhân hóa hay không.
Trái lại, các quan chức Mỹ chỉ ra rằng, Triều Tiên đang cố gắng tìm kiếm sự công nhận như một quốc gia hạt nhân.
Mỹ vẫn đang gia tăng áp lực lên Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt và đe dọa hành động quân sự. Tổng thống Trump vào ngày 26/9 cho biết đã chuẩn bị đầy đủ để chống lại Triều Tiên với những biện pháp mạnh. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi thế giới hợp tác để kết thúc chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Washington cũng tỏ ý rõ ràng không quan tâm đến việc đối thoại ngay trong thời điểm này.
Bình luận