(VTC News) - Là một triệu phú ở nơi khác có thể khiến bạn tự hào nhưng nếu sống tại New York, đừng mong mở mày mở mặt nếu bạn không có ít nhất 100 triệu USD.
Phóng viên CNBC Robert Frank có lần hỏi chuyện một người giàu có về lý do tại sao ông ấy lại ủng hộ Bill de Blasio cũng như cuộc chiến của vị quan chức này đối với giới nhà giàu.
"Bởi vì bất bình đẳng là một vấn nạn ở New York", ông trả lời. "Những người giàu đã quen muốn gì được nấy quá lâu rồi".
"Những người giàu" mà ông nhắc tới ở đây chính xác là những người giàu có hơn ông - các tỷ phú. Vậy nên, nếu bạn nghĩ “bất bình đẳng” chỉ có thể liên quan tới kẻ giàu - người nghèo thì bạn đã nhầm.
"Những người giàu" mà ông nhắc tới ở đây chính xác là những người giàu có hơn ông - các tỷ phú. Vậy nên, nếu bạn nghĩ “bất bình đẳng” chỉ có thể liên quan tới kẻ giàu - người nghèo thì bạn đã nhầm.
Ở New York, bất bình đẳng được nhắc tới giữa hai nhóm: người siêu giàu và người giàu. Chính các tỷ phú mới là người cầm chịch cuộc chơi và những người giàu kém hơn họ đều tự cảm thấy mình... chẳng ra gì.
Căng thẳng giữa nhà giàu và nhà cực giàu, giữa nhà giàu kiểu xưa (Old Money – chỉ những người giàu có từ gốc, lịch thiệp, quý phái, sang trọng) và nhà giàu thời nay (New Money – những người giàu mới phất, mang bản tính trọc phú, tầm thường) đã tồn tại từ lâu.
New York - điểm đến hấp dẫn số 1 đối với giới siêu giàu. |
Nhưng ở New York, San Francisco, London, Hong Kong và một số trung tâm tài chính lớn khác trên thế giới, khoảng cách giữa nhà giàu và siêu giàu ngày càng trầm trọng.
Trên tờ New York Observer, Richard Kirshenbaum kể chuyện một người bạn. Anh này cảm thấy mình chẳng có vị trí gì ở New York nữa, như thể mình đã thành người thừa. Nguyên do: anh ta chỉ là một… triệu phú! Kirshenbaum gọi chuyện này là “nỗi thống khổ của người giàu”.
Bây giờ, muốn có chút vị thế ở New York, cần ít nhất 100 triệu USD. Đó là lý do khiến anh bạn của Kirshenbaum đau khổ cho biết, anh cảm thấy mình chẳng khác nào “kẻ bại trận” vì chỉ sở hữu một căn hộ giá… 10 triệu USD. Chiếc nhẫn kim cương 8 carat mà anh tậu cho bà xã bị lu mờ hoàn toàn khi đặt cạnh chiếc nhẫn 20 carat của một người bạn khác thuộc giới siêu giàu. Nếu như anh này luôn hãnh diện vì mua được những vị trí ngồi tốt nhất khi xem một trận thi đấu thì một gã giàu có hơn hẳn khác vung tiền mua cả đội bóng.
Anh bạn than thở: “Cậu cứ nghĩ rằng mình là tay chơi, đi đâu cũng bay trên khoang hạng nhất. Thế rồi một hôm, có kẻ hỏi số hiệu máy bay của cậu, rồi nhìn cậu như thể cậu đang đi… xe bus chỉ vì cậu chỉ toàn bay máy bay thương mại (chứ không phải là phi cơ riêng)”.
Dĩ nhiên, chẳng ai thấy thông cảm chút nào với nỗi đau tinh thần kể trên của các triệu phú kém giàu hơn… tỷ phú. Cứ đi hỏi hơn 11 triệu người lao động thất nghiệp ngoài kia xem họ thực sự cảm thấy như thế nào về khái niệm khó khăn tài chính, bất lực kinh tế thì sẽ rõ.
Trên tờ New York Observer, Richard Kirshenbaum kể chuyện một người bạn. Anh này cảm thấy mình chẳng có vị trí gì ở New York nữa, như thể mình đã thành người thừa. Nguyên do: anh ta chỉ là một… triệu phú! Kirshenbaum gọi chuyện này là “nỗi thống khổ của người giàu”.
Bây giờ, muốn có chút vị thế ở New York, cần ít nhất 100 triệu USD. Đó là lý do khiến anh bạn của Kirshenbaum đau khổ cho biết, anh cảm thấy mình chẳng khác nào “kẻ bại trận” vì chỉ sở hữu một căn hộ giá… 10 triệu USD. Chiếc nhẫn kim cương 8 carat mà anh tậu cho bà xã bị lu mờ hoàn toàn khi đặt cạnh chiếc nhẫn 20 carat của một người bạn khác thuộc giới siêu giàu. Nếu như anh này luôn hãnh diện vì mua được những vị trí ngồi tốt nhất khi xem một trận thi đấu thì một gã giàu có hơn hẳn khác vung tiền mua cả đội bóng.
Anh bạn than thở: “Cậu cứ nghĩ rằng mình là tay chơi, đi đâu cũng bay trên khoang hạng nhất. Thế rồi một hôm, có kẻ hỏi số hiệu máy bay của cậu, rồi nhìn cậu như thể cậu đang đi… xe bus chỉ vì cậu chỉ toàn bay máy bay thương mại (chứ không phải là phi cơ riêng)”.
Dĩ nhiên, chẳng ai thấy thông cảm chút nào với nỗi đau tinh thần kể trên của các triệu phú kém giàu hơn… tỷ phú. Cứ đi hỏi hơn 11 triệu người lao động thất nghiệp ngoài kia xem họ thực sự cảm thấy như thế nào về khái niệm khó khăn tài chính, bất lực kinh tế thì sẽ rõ.
Nhưng nói đi nói lại, rõ ràng nỗi thống khổ của người giàu ở New York cũng bắt nguồn từ một sự bất bình đẳng đang ngày càng rõ nét: không chỉ là giữa 1% người giàu và 99% người bình thường mà còn là sự bất bình đẳng giữa 1% người giàu và 0,0001% người siêu giàu.
Một nghiên cứu của Scott Winship chỉ ra rằng những thành viên “nghèo khó” nhất trong nhóm 0,0001% kia cũng có thu nhập gầp gần 17% thu nhập của thành viên “nghèo” nhất trong nhóm 1%.
Một nghiên cứu của Scott Winship chỉ ra rằng những thành viên “nghèo khó” nhất trong nhóm 0,0001% kia cũng có thu nhập gầp gần 17% thu nhập của thành viên “nghèo” nhất trong nhóm 1%.
Nếu ví cấu trúc thu nhập của người Mỹ giống như một tòa nhà thì nhóm 0,1% siêu giàu ngụ ở tầng 160; nhóm 1% giàu có ngụ ở tầng 10. Và nếu Larry Ellison (ông chủ Tập đoàn Oracle) sống tại tầng 160, chính trị gia kiêm doanh nhân Mitt Romney sống ở tầng 6 thì phần còn lại của dân Mỹ sống cùng nhóm 1% ở các tầng thấp hơn.
Với việc những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm ở Manhattan, trong đó có những căn penhouse giá lên tới 90 triệu USD, không khó để hình dung những người giàu - triệu phú cảm thấy thua thiệt như thế nào - khi phải đặt mình so sánh với nhóm siêu giàu - tỷ phú.
Với việc những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm ở Manhattan, trong đó có những căn penhouse giá lên tới 90 triệu USD, không khó để hình dung những người giàu - triệu phú cảm thấy thua thiệt như thế nào - khi phải đặt mình so sánh với nhóm siêu giàu - tỷ phú.
Huyền Trang(theo CNBC)
Bình luận