Ngành hàng không thế giới không ngừng tăng trưởng
Trong 10 năm tới, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo mức độ tăng trưởng hành khách hàng năm là 4.2% với 1,6 tỷ hành khách mới trong thị trường và 4,8 tỷ hành khách hàng không vào năm 2027.
Cùng với sự tăng trưởng của hành khách, IATA báo cáo rằng số lượng đường bay độc quyền đã tăng gấp đôi, lên hơn 18.000 trong 20 năm qua. Con số 25.000 đường bay vào năm 2027 đồng nghĩa với việc nhiều máy bay hơn sẽ được đưa vào phục vụ các tuyến bay mới này. Nhu cầu cơ trưởng, cơ phó sẽ ngày càng tăng.
Trong 20 năm tới, đội tàu phục vụ toàn cầu được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi. Boeing dự báo sẽ có một đội bay toàn cầu với tổng cộng 50.660 máy bay hoạt động vào năm 2038, trong đó 44.040 máy bay mới.
Trong đó, khu vực Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao nhất nhờ sáp nhập hãng hàng không và ngày càng có nhiều hãng hàng không giá rẻ.
Tại Việt Nam, triển vọng tăng trưởng của ngành hàng không cũng vô cùng sáng sủa. Việt Nam có hơn 94 triệu dân, nhưng hiện mới có 200 tàu bay được đưa vào khai thác tại 22 sân bay trên cả nước. Điều này cho thấy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân là rất lớn.
Indonesia hiện có 20 hãng hàng không đang hoạt động, Thái Lan có 16 hãng, Phillippines có 12 hãng, Malaysia là 10 hãng…, còn Việt Nam hiện mới có 7 hãng, trong đó có 5 hãng nội địa.
Được biết, hiện có 2 doanh nghiệp trong nước đang đề xuất thành lập hãng hàng không mới. Từ nay đến 2025, hai hãng hàng không mới ở Việt Nam là Kite Air dự định sẽ cất cánh với đội bay 30 tàu bay; Vietravel Airlines dự kiến cất cánh với quy mô 30 tàu bay.
Hội đồng các sân bay Quốc tế ACI dự báo giai đoạn 2018-2040, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng hành khách trung bình hàng năm là 6,2% - cao nhất thế giới, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình gần 14% trong 5 năm tới và cán mốc 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035.
“Cơn khát” phi công chưa bao giờ hạ nhiệt
Với sự tăng trưởng vượt bậc của ngành hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, “cơn khát” phi công ngày càng nóng.
Boeing xác định rằng ngành hàng không cần thêm 804.000 phi công trong 19 năm tới để duy trì và phát triển vận tải hàng không thương mại. Việc mở rộng thị trường và tỷ lệ nghỉ hưu cao của phi công dẫn đến nhu cầu phát triển 180.000 cơ phó thành cơ trưởng.
Tại Việt Nam, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, đến năm 2025, để đảm bảo các hoạt động bay thường nhật, các hãng hàng không Việt Nam cần tới 3.586 phi công, tăng 1.225 phi công so với tháng 5/2019. Riêng trong giai đoạn 2020 – 2021, ngành hàng không Việt cần bổ sung 260 phi công mỗi năm.
Ông Canoll, chủ tịch hiệp hội phi công Mỹ chia sẻ: “Mức lương khởi điểm của các phi công mới trong những hãng hàng không khu vực đã tăng lên khoảng 75.000 USD một năm (bao gồm tiền thưởng), và sau 18 tháng kinh nghiệm, mức lương trung bình là 85.000 USD”. Theo trang Glassdoor, mức lương trung bình của phi công các hãng hàng không Hoa Kỳ là 113.709 USD.
Theo trang thepointsguy.com, một phi công với khoảng 4.000 giờ bay có thể kiếm được 25.000 USD mỗi tháng hoặc khoảng 300.000 USD mỗi năm làm việc tại các hãng hàng không châu Á.
Mặc dù hiện nay rất nhiều trường đào tạo phi công được thành lập nhưng nguồn cung vẫn không đủ phục vụ nhu cầu đang gia tăng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, không ít trường trong số đó không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đào tạo phi công quốc tế, dẫn đến việc học viên bỏ dở giữa chừng hoặc học xong 4-5 năm vẫn chưa thể cấp chứng chỉ vì không đủ điều kiện bay.
Với bề dày 100 năm hoạt động trong lĩnh vực hàng không, Học viện bay Quốc tế Pan Am, tiền thân là đơn vị đào tạo của hãng hàng không Pan American World Airways. Đây là nơi đào tạo cơ trưởng hàng đầu, cung cấp nhân lực cao cho các hãng hàng không thương mại toàn cầu.
Pan Am - trụ sở chính tọa lạc tại Miami, Florida, Hoa Kỳ, với mạng lưới chi nhánh đào tạo rộng khắp toàn cầu, là đơn vị đi đầu về cung cấp các khóa đào tạo chuyên ngành hàng không và không lưu với hơn 200 khóa học, được đào tạo bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không.
Học viện bay quốc tế Pan Am cung cấp chương trình đào tạo kéo dài 12 tháng cho những học viên mong muốn trở thành phi công chuyên nghiệp.
Sau khi nhận được chứng chỉ phi công thương mại tiêu chuẩn FAA, bạn có đủ điều kiện làm cơ phó cho tất cả các hãng hàng không lớn trên thế giới.
Học viện đào tạo phi công Pan Am mang đến cho học viên những trải nghiệm học tập tốt nhất. Từ 0 giờ bay, bạn hoàn toàn được đào tạo bài bản đến khi đạt được Bằng lái Máy bay thương mại, huấn luyện năng định IR (ME) cũng như chứng chỉ giáo viên bay (CFI).
Ngoài ra, Pan Am tự tin là ngôi trường đào tạo bay an toàn nhất thế giới. Theo đó, mỗi năm tất cả các thiết bị huấn luyện bay của Pan Am đều được Cục hàng không dân dụng Mỹ kiểm tra định kỳ và dán tem trước khi được đưa vào huấn luyện.
Học viên có thể dễ dàng đáp ứng những yêu cầu để trở thành một phi công thương mại ở Mỹ như: Trên 18 tuổi (tốt nghiệp Trung học phổ thông); Có thể đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh (IELTS tối thiểu 5.5); Thể chất khỏe mạnh. Đặc biệt, đào tạo phi công tại Mỹ không yêu cầu chiều cao và không hạn chế những người bị cận – đeo kính.
Với danh tiếng, kinh nghiệm cùng lộ trình đào tạo phi công chuẩn quốc tế, những phi công của Pan Am sau khi tốt nghiệp đều được săn đón bởi những hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Bắc Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương với mức lương khởi điểm từ 42.000 – 75.000 USD/năm. Con số này còn tăng theo kinh nghiệm làm việc và số giờ bay của mỗi phi công.
Học viện thông tin Hàng không Việt Nam Airiac được ủy quyền tuyển sinh học viên cho Học viện bay Quốc tế Pan Am.
Mọi thông tin tư vấn và giải đáp. Xin vui lòng liên hệ
Học viện thông tin Hàng không Airiac
Địa chỉ văn phòng: 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0922.738.998
Website: www.airiac.vn
Bình luận