(VTC News) - 71% người tiêu dùng Việt tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao, trong đó, có đến gần 60% người tiêu dùng tại TP.HCM lựa chọn hàng Việt, tại Hà Nội con số này là 83%.
Ngày 26/11 tại TPHCM, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt Cuộc vận động) cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2013.
Ngày 26/11 tại TPHCM, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt Cuộc vận động) cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2013.
Thông tin trên được công bố tại hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" diễn ra ngày 26/11 tại TP HCM.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng...
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng...
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phan Cường |
Ông Lê Bá Trình - Thành viên BCĐ TW, Trưởng Ban thường trực Cuộc vận động, Phó Chủ tịch UBTW, MTTQVN, cho biết, trước mắt góp phần thực hiện các giải pháp khắc phục kinh tế, giữ vững ổn định sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, ổn định xã hội trước các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Cuộc vận động tiến hành từng bước, kiên trì, lâu dài; lấy giải pháp tuyên truyền vận động là chính, đồng thời coi trọng các giải pháp về quản lý và chính sách. Phải huy động sự tham gia của cả hệ thống và toàn xã hội.
Trong tham luận của mình tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Vinh - Phó Tổng giám đốc Cty CP bóng đèn Điện Quang, nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt cần chủ động, lựa chọn hướng đi phù hợp để đưa hàng Việt đến với người Việt, đồng thời cần phải có một kế hoạch tổng thể để chinh phục người tiêu dùng. Đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp Việt trong việc tìm hiểu tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng nhằm bán cái mà người tiêu dùng muốn; chủ động trong việc để người tiêu dùng biết, hiểu, chấp nhận và tin dùng sản phẩm mang thương hiệu Việt
"Các yếu tố giúp sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng và tạo chỗ đứng trên thị trường chính là sự đa dạng về mẫu mã chủng loại hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng và cuối cùng là người tiêu dùng phải dễ tiếp cận với sản phẩm" - Bà Vinh chia sẻ.
Bà Bùi Hạnh Thu - Phó Tổng giám đốc Sai Gon Co.op, cho rằng, cần có sự tham gia mạnh mẽ của Bộ Khoa học và Công nghệ để cùng doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, ứng dụng nghiên cứu, công nghệ hiện đại để sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm mang nhãn hiệu Made in Việt Nam.
"Cái gốc của Cuộc vận động chính là sản phẩm hàng hóa, phải làm sao cho người tiêu dùng Việt Nam yêu hàng Việt như yêu hàng Nhật, Hàn Quốc.
Các sản phẩm công nghệ hiện đại đa phần là hàng nhập khẩu, Việt Nam chưa sản xuất trực tiếp được, mặt hàng gia dụng nội địa hóa chưa thể cạnh tranh được với các nước khác. Tôi mong Bộ KH&CN nghiên cứu, xúc tiến với doanh nghiệp để có sản phẩm Việt thay thế hàng ngoại nhập" - Bà Thu nói.
Các sản phẩm công nghệ hiện đại đa phần là hàng nhập khẩu, Việt Nam chưa sản xuất trực tiếp được, mặt hàng gia dụng nội địa hóa chưa thể cạnh tranh được với các nước khác. Tôi mong Bộ KH&CN nghiên cứu, xúc tiến với doanh nghiệp để có sản phẩm Việt thay thế hàng ngoại nhập" - Bà Thu nói.
.
Phan Cường
Bình luận