• Zalo

Tri ân Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng - Tấm gương lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thời sựThứ Sáu, 15/03/2019 18:41:00 +07:00Google News

Tọa đàm "Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng với báo chí cách mạng Việt Nam" được tổ chức như một lời tri ân tới sự nghiệp hoạt động đầy máu lửa của vị nhà báo đáng kính.

Ngày 15/3, Tọa đàm với chủ đề "Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng với báo chí cách mạng Việt Nam" được tổ chức trong ngày khai mạc Hội Báo Toàn quốc 2019 với sự góp mặt của các nhà báo lão thành, những người công với ngành báo chí nước nhà.

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng sinh ngày 10 tháng 10 năm 1920 tại Củ Chi, TP. HCM. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, khi mới 16 tuổi, trong phong trào sinh viên yêu nước, nổi tiếng với những ca khúc cách mạng trong nhóm Hoàng Mai Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước).

DSCF1906 3

 Bộ phim tài liệu về Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng được chiếu tại buổi Tọa đàm.

Ông là Đại biểu Quốc hội từ Khóa I đến Khóa V, nguyên giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân Nam bộ, nguyên Phó Tổng Biên tập Đài tiếng nói Việt Nam, Nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong hơn 20 năm. Ông là người có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung cũng như đối với Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam xúc động chia sẻ những tình cảm của mình dành cho nhà báo Huỳnh Văn Tiểng, người đã có 20 năm công tác, gắn bó sâu sắc với Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.

IMG_0367

PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Trường)

"Sau khi tập kết ra Bắc, ông được phân công làm Phó Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo và duyệt bài các chương trình phát thanh vào Nam. Cán bộ Ban biên tập miền Nam thường gọi ông là anh Tư Tiểng. Lớp nhà báo cao niên ở Đài Tiếng nói Việt nam vẫn thường nhắc nhớ về anh Tư Tiểng là người giản dị, gần gũi, hiền hòa mà ý tứ sâu sắc, cẩn trọng khi biên tập bài vở của phóng viên, nhất là những phóng viên người miền Bắc viết về miền Nam", PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ nói.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ mất sóng chưa đầy 9 phút do máy bay Mỹ tấn công Đài phát sóng Mễ Trì. Nhờ có nhà báo Huỳnh Văn Tiểng và đồng nghiệp, tiếng nói của lương tri, tiếng nói của chính nghĩa, tiếng nói của hòa bình hàng ngày vang lên trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam  đã có tác dụng to lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

DSCF1919 6

 Buổi Tọa đàm thu hút sự quan tâm của rất nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí cũng như các bạn thanh niên trẻ.

DSCF1961 7

Nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có mặt tại buổi trò chuyện, bày tỏ sự xúc động khi nói về đồng nghiệp.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, buổi Tọa đàm là dịp để những người làm báo kỳ cựu gặp nhau, cùng chia sẻ những câu chuyện cảm động của bản thân khi từng có cơ hội được gặp gỡ và làm việc cùng nhà báo Huỳnh Văn Tiểng, là cơ hội để các nhân chứng, các nhà khoa học, các nhà báo... gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam.

DSCF1994 5

 Bà Nguyễn Tố Uyên, vợ của nhà báo Huỳnh Văn Tiểng dù sức khỏe đã yếu nhưng vẫn có mặt tại sự kiện để bày tỏ niềm xúc động khi nhắc đến chồng và tri ân tới ban tổ chức Tọa đàm.

Bên cạnh đó, hoạt động như một lời tri ân, một cơ hội để thế hệ trẻ hiểu thêm và học tập ở các bậc nhà báo tiền bối có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Ông Lợi cũng nhấn mạnh đây cũng là những bước đi để góp phần thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử về truyền thống báo chí, về các nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, chuẩn bị tư liệu, tài liệu cho Bảo tàng báo chí Việt Nam.

Sinh thời nhà báo Huỳnh Văn Tiểng cùng nhóm Hoàng Mai Lưu có những bài hát tiếp lửa, mang đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đi cùng năm tháng như Lên Đàng (1944), Hội nghị Diên Hồng (1942), Tiếng gọi thanh niên (1941), Giải phóng miền Nam (1961)... vẫn còn sống mãi, và được hát vang bởi nhiều thế hệ thanh niên ngày hôm nay.

Anh Thư
Bình luận
vtcnews.vn