Người dùng Facebook trên khắp thế giới đã hưởng ứng mạnh mẽ tính năng thêm bộ lọc cờ Pháp vào ảnh đại diện của mình để hướng về người dân Paris.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều đã diễn ra trên mạng xã hội về câu chuyện đổi hình đại diện này.
Có ý kiến cho rằng tại sao khi các quốc gia khác bị khủng bố, bị tai họa, nhiều người chết, cộng đồng người dùng Facebook Việt Nam không để hình đại diện thương tiếc?
Luồng ý kiến khác lại nói việc để hình đại diện để san sẻ nỗi đau, ủng hộ tinh thần cho người Pháp là việc nên làm, không phân biệt quốc gia, biên giới, đó là nỗi đau chung của con người trên khắp thế giới.
Người ủng hộ, kẻ dèm pha
Một trong những lý do phổ biến nhất của những người phản đối là vì sao chỉ khi Paris bị tấn công khủng bố, Facebook mới hành động trong khi trước đó đã có rất nhiều vụ tấn công chết chóc ở các quốc gia khác mà Facebook chẳng buồn lên tiếng?
Những người không treo cờ Pháp như tôi, không có nghĩa họ không xót thương cho người Pháp. Tôn trọng sự khác biệt là văn minh, ngay cả trong đời thật và mạng xã hội.
“Mark, vì sao anh không ủng hộ Syria hay Palestine theo cách tương tự? Hàng triệu người ở đó đã chết, chẳng phải đó cũng là một phần của khủng bố sao”, tài khoản Tushar Fahim đặt câu hỏi ngay dưới ảnh mang cờ Pháp của ông chủ Facebook. Comment này đã nhận được đến hơn 3.100 like ủng hộ.
Có người cho rằng mạng người ở đâu cũng quý giá như nhau và những câu chuyện đại sự giữa các quốc gia có thể thế này hay thế khác nhưng tình bác ái, lòng nhân từ thì không hề phân biệt.
“Ở những đất nước hỗn loạn, người ta cắn răng quen với máu và cái chết. Hơn nữa, Pháp là biểu tượng của hòa bình thế giới. Mức độ lan truyền thông tin nhanh đến từng giây, lan vào từng nhà thì lòng thương xót, dĩ nhiên cũng được thể hiện trực diện và rộng rãi hơn. Còn đối với những đất nước có chiến tranh, nội chiến…, nếu không thật sự quan tâm vấn đề quốc tế, nhiều người sẽ nằm ngoài vùng tin tức đó để mà tiếc thương”, chị Min Trần viết trên Facebook của mình.
Trước khi xảy ra các vụ tấn công ở Paris, 43 người chết và hơn 200 người đã bị thương trong các vụ nổ bom ở thủ đô Beirut của Libăng. Trước đó, một vụ tấn công khủng bố cũng làm chết 147 người tại Kenya. Nhưng Facebook không hề có lựa chọn thay đổi ảnh đại diện sang cờ Libăng hay Kenya như với Paris.
Một tranh cãi khác cũng nổ ra giữa các cư dân mạng, đó là việc chọn hình như thế nào. Nhiều người nói không thể nào chọn hình mặt cười toe toét hay hình đang vui chơi tưng bừng để cầu nguyện cho nước Pháp, cho số phận của những người đã chết dưới làn đạn bom khủng bố.
Ý kiến khác lại nói, ngay cả ông chủ Facebook cũng để hình mặt cười và “tôi cười vì tôi muốn lan tỏa niềm vui của mình để xoa dịu nỗi đau của những người Pháp”, một cư dân mạng viết.
Nhiều người cùng lên tiếng chỉ trích những cư dân mạng chọn hình phản cảm hoặc “đu theo phong trào” mà không hiểu mình đang làm gì.
Khi đau thương, nên đứng về phía nhau
Ở góc nhìn trung dung hơn, một cư dân mạng đặt câu hỏi khi cả thế giới đồng hồng hướng về nước Pháp, chia sẻ nỗi đau của họ thì tại sao nhiều người Việt lại dè bỉu nhau về chuyện đổi hình đại diện.
“Sao nhìn đâu cũng xỉa xói rồi chỉ trích nhau vậy? Chia buồn với nỗi đau đồng loại, xem vậy mà không phải dễ bởi những “thánh phán” Việt Nam rồi”, một cư dân mạng chia sẻ.
“Đừng bao giờ ngu xuẩn đến mức đòi hỏi người ta phải đau những nỗi đau toàn diện. Người ta chỉ đau trước sự mất mát thứ mà người ta quan tâm. Máu người Việt Nam, người Nga, người Syria, người Pháp cũng đều là máu; nhưng nước mắt chỉ đủ cho những gì chúng ta quan tâm”, anh Đặng Sinh viết trên Facebook của mình.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều đã diễn ra trên mạng xã hội về câu chuyện đổi hình đại diện này.
Có ý kiến cho rằng tại sao khi các quốc gia khác bị khủng bố, bị tai họa, nhiều người chết, cộng đồng người dùng Facebook Việt Nam không để hình đại diện thương tiếc?
Luồng ý kiến khác lại nói việc để hình đại diện để san sẻ nỗi đau, ủng hộ tinh thần cho người Pháp là việc nên làm, không phân biệt quốc gia, biên giới, đó là nỗi đau chung của con người trên khắp thế giới.
Người ủng hộ, kẻ dèm pha
Một trong những lý do phổ biến nhất của những người phản đối là vì sao chỉ khi Paris bị tấn công khủng bố, Facebook mới hành động trong khi trước đó đã có rất nhiều vụ tấn công chết chóc ở các quốc gia khác mà Facebook chẳng buồn lên tiếng?
Những người không treo cờ Pháp như tôi, không có nghĩa họ không xót thương cho người Pháp. Tôn trọng sự khác biệt là văn minh, ngay cả trong đời thật và mạng xã hội.
Một người dùng Facebook sử dụng bộ lọc cờ Pháp nhưng lại "nguyện cầu cho nước Đức" |
Có người cho rằng mạng người ở đâu cũng quý giá như nhau và những câu chuyện đại sự giữa các quốc gia có thể thế này hay thế khác nhưng tình bác ái, lòng nhân từ thì không hề phân biệt.
“Ở những đất nước hỗn loạn, người ta cắn răng quen với máu và cái chết. Hơn nữa, Pháp là biểu tượng của hòa bình thế giới. Mức độ lan truyền thông tin nhanh đến từng giây, lan vào từng nhà thì lòng thương xót, dĩ nhiên cũng được thể hiện trực diện và rộng rãi hơn. Còn đối với những đất nước có chiến tranh, nội chiến…, nếu không thật sự quan tâm vấn đề quốc tế, nhiều người sẽ nằm ngoài vùng tin tức đó để mà tiếc thương”, chị Min Trần viết trên Facebook của mình.
Trước khi xảy ra các vụ tấn công ở Paris, 43 người chết và hơn 200 người đã bị thương trong các vụ nổ bom ở thủ đô Beirut của Libăng. Trước đó, một vụ tấn công khủng bố cũng làm chết 147 người tại Kenya. Nhưng Facebook không hề có lựa chọn thay đổi ảnh đại diện sang cờ Libăng hay Kenya như với Paris.
Một tranh cãi khác cũng nổ ra giữa các cư dân mạng, đó là việc chọn hình như thế nào. Nhiều người nói không thể nào chọn hình mặt cười toe toét hay hình đang vui chơi tưng bừng để cầu nguyện cho nước Pháp, cho số phận của những người đã chết dưới làn đạn bom khủng bố.
Ý kiến khác lại nói, ngay cả ông chủ Facebook cũng để hình mặt cười và “tôi cười vì tôi muốn lan tỏa niềm vui của mình để xoa dịu nỗi đau của những người Pháp”, một cư dân mạng viết.
Nhiều người cùng lên tiếng chỉ trích những cư dân mạng chọn hình phản cảm hoặc “đu theo phong trào” mà không hiểu mình đang làm gì.
Khi đau thương, nên đứng về phía nhau
Ở góc nhìn trung dung hơn, một cư dân mạng đặt câu hỏi khi cả thế giới đồng hồng hướng về nước Pháp, chia sẻ nỗi đau của họ thì tại sao nhiều người Việt lại dè bỉu nhau về chuyện đổi hình đại diện.
“Sao nhìn đâu cũng xỉa xói rồi chỉ trích nhau vậy? Chia buồn với nỗi đau đồng loại, xem vậy mà không phải dễ bởi những “thánh phán” Việt Nam rồi”, một cư dân mạng chia sẻ.
“Đừng bao giờ ngu xuẩn đến mức đòi hỏi người ta phải đau những nỗi đau toàn diện. Người ta chỉ đau trước sự mất mát thứ mà người ta quan tâm. Máu người Việt Nam, người Nga, người Syria, người Pháp cũng đều là máu; nhưng nước mắt chỉ đủ cho những gì chúng ta quan tâm”, anh Đặng Sinh viết trên Facebook của mình.
"Không hiểu mấy màu kẻ kẻ này có nghĩa là gì vậy", một cư dân mạng hỏi sau khi sử dụng tính năng bộ lọc cờ Pháp của Facebook. |
Nhiều người hỏi để hình ăn mặc "mát mẻ" như vậy thì pray là pray cái gì? |
Nguồn: Tuoitre.vn
Bình luận