(VTC News)- Cuộc chạy đua chọn trường, chọn lớp cho con vào lớp 1 vừa kết thúc thì cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh lại “vật lộn” với bài vở cùng con mỗi ngày.
Với tâm lý không để con mình thua kém bạn bè, trừ ba buổi luyện chữ với cô gia sư, tối nào anh chị cũng ngồi vào bàn học cùng cho cô công chúa nhỏ.
Tuy nhiên, cô công chúa nhỏ nhà chị Thủy vốn đã quen với việc mỗi tối được mẹ mở kênh Bibi ra xem hoạt hình, nhưng nay bị “cấm vận” phải ngồi vào bàn học từ lúc 8h, nên bé tỏ ra rất khó chịu và mất tập trung.
Cả buổi tối, bé chỉ tập viết chữ “Hồ nước” theo mẫu có sẵn trong vở có kẻ ô li. Hễ có mẹ ở bên giám sát bé viết rất nghiêm túc, nhưng chỉ cần mẹ đi ra chỗ khác là viết ngay theo cảm hứng khi thì viết chữ 4 ô li, có chữ lại 6 ô li.
Mệt mỏi khi phải “vật lộn” với cô con gái, chị Thủy tâm sự: “Chỉ chờ mẹ khuất mắt một cái là cô nàng chăm chăm ngồi chép từ hàng trên xuống hàng dưới theo đúng chữ đó sao cho nhanh kín trang giấy để còn xem “Thanh tra Gát – Ghét” (phim hoạt hình trên kênh Bibi – PV)”, chứ không để ý là viết đúng hay chưa. Nên tối nào hai mẹ con cũng hò hét đến khan cả cổ thì mới xong bài”.
Khác với chị Thủy, chị Thanh Hương (Bắc Cổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội) khá tự tin với khả năng của con. Bé Bin ngay từ khi mới học lớp lá đã tỏ ra thích thú với sách, vở, vợ chồng chị đã dần hướng dẫn cho con nhận dạng hết bảng chữ cái, ghép vần và 10 con số dưới dạng vừa học vừa chơi.
So với nhiều bạn trong lớp, Bin tỏ ra tiếp thu rất nhanh, học toán rất thông minh. Người mẹ tỏ ra rất hứng khởi khi khoe con trai mình đã đọc vanh vách và ghép chữ một cách ngon lành.
Nhưng với chị Hương như thế vẫn chưa đủ .Trong mỗi buổi ở lớp, cô giáo thường cho tập viết 4 trang, mỗi trang có 3 dòng chữ mờ mẫu phải tô theo. Tiếp theo là các dấu chấm để nhắc, các dòng về sau chỉ còn một dấu chấm ở đầu dòng để các bé ghi nhớ và quen tay.
Nhưng với bản chất ham chơi, thiếu tập trung, trên lớp hay ngọ nguậy, nói chuyện riêng nên lần nào đi học về Bin cũng chỉ tô được 3 dòng mẫu, còn lại là trắng trơn. Tối về chị Hương lại phải kè kè ngồi bên giám sát cậu con quý tử.
Hai mẹ con hôm nào cũng đánh vật với nhau đến gần 11h đêm mới được đi ngủ. Vì theo chị Hương: “Hễ viết được một chữ cu cậu lại ngẩng lên hỏi mẹ một câu, khi thì “Mẹ ơi, sao chữ này lại viết 6 ô li, mà chữ kia chỉ có 2 ô li thôi?”, khi thì: “Mẹ ơi, con mỏi tay quá, cho con nghỉ một tí”, khi lại: “Mẹ ơi, con khát nước”…
Vì vậy, thường phải mất 1 tiếng Bin mới viết kín một trang giấy khiến chị Hương không khỏi mệt mỏi.
Nhiều hôm, thấy con viết cẩu thả chị liền lấy thước vụt nhẹ vào tay để con nhớ. Được đà, cu Bin khóc thét lên, thấy vậy ba của Bin chạy lại xót con quay ra dỗ dành và không quên “lớn tiếng” với mẹ Bin khiến không khí gia đình trở nên ngột ngạt.
Anh Nguyễn Xuân Lâm (Hai Bà Trưng – Hà Nội) chia sẻ về cậu con trai: “Bé nhà mình năm nay vào lớp 1. Ngay từ đầu năm học, mình đã làm thời khóa biểu cho con: 6h30 gọi con dậy, cho con ăn sáng rồi đến trường.
Cả nhà cùng “vật”
Có cô con gái lớn năm nay vào lớp 1, vợ chồng anh chị Phạm Thị Thủy (Khu tập thể Thành Công) ngay từ đầu đã quán triệt tinh thần cho con phát triển một cách tự nhiên, không cần cho con biết trước, học trước.
Tuy nhiên, ngay trong buổi học đầu tiên của năm học mới, chị Thủy phát hoảng khi hầu hết các bé trong lớp đều viết chữ rất đẹp, làm thành thạo các phép toán cộng, trừ, trong khi con chị mới biết sơ sơ vài mặt chữ.
Kể từ đó, ngoài giờ học trên lớp, tuần ba buổi vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 anh chị thuê giáo viên về tận nhà để kèm cặp cho con.
Nhiều phụ huynh phải thuê cả giáo viên, gia sư về nhà dạy chữ cho con vào lớp 1 (Ảnh minh họa) |
Với tâm lý không để con mình thua kém bạn bè, trừ ba buổi luyện chữ với cô gia sư, tối nào anh chị cũng ngồi vào bàn học cùng cho cô công chúa nhỏ.
|
Tuy nhiên, cô công chúa nhỏ nhà chị Thủy vốn đã quen với việc mỗi tối được mẹ mở kênh Bibi ra xem hoạt hình, nhưng nay bị “cấm vận” phải ngồi vào bàn học từ lúc 8h, nên bé tỏ ra rất khó chịu và mất tập trung.
Cả buổi tối, bé chỉ tập viết chữ “Hồ nước” theo mẫu có sẵn trong vở có kẻ ô li. Hễ có mẹ ở bên giám sát bé viết rất nghiêm túc, nhưng chỉ cần mẹ đi ra chỗ khác là viết ngay theo cảm hứng khi thì viết chữ 4 ô li, có chữ lại 6 ô li.
Mệt mỏi khi phải “vật lộn” với cô con gái, chị Thủy tâm sự: “Chỉ chờ mẹ khuất mắt một cái là cô nàng chăm chăm ngồi chép từ hàng trên xuống hàng dưới theo đúng chữ đó sao cho nhanh kín trang giấy để còn xem “Thanh tra Gát – Ghét” (phim hoạt hình trên kênh Bibi – PV)”, chứ không để ý là viết đúng hay chưa. Nên tối nào hai mẹ con cũng hò hét đến khan cả cổ thì mới xong bài”.
Khác với chị Thủy, chị Thanh Hương (Bắc Cổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội) khá tự tin với khả năng của con. Bé Bin ngay từ khi mới học lớp lá đã tỏ ra thích thú với sách, vở, vợ chồng chị đã dần hướng dẫn cho con nhận dạng hết bảng chữ cái, ghép vần và 10 con số dưới dạng vừa học vừa chơi.
So với nhiều bạn trong lớp, Bin tỏ ra tiếp thu rất nhanh, học toán rất thông minh. Người mẹ tỏ ra rất hứng khởi khi khoe con trai mình đã đọc vanh vách và ghép chữ một cách ngon lành.
Nhưng với chị Hương như thế vẫn chưa đủ .Trong mỗi buổi ở lớp, cô giáo thường cho tập viết 4 trang, mỗi trang có 3 dòng chữ mờ mẫu phải tô theo. Tiếp theo là các dấu chấm để nhắc, các dòng về sau chỉ còn một dấu chấm ở đầu dòng để các bé ghi nhớ và quen tay.
Nhưng với bản chất ham chơi, thiếu tập trung, trên lớp hay ngọ nguậy, nói chuyện riêng nên lần nào đi học về Bin cũng chỉ tô được 3 dòng mẫu, còn lại là trắng trơn. Tối về chị Hương lại phải kè kè ngồi bên giám sát cậu con quý tử.
Hai mẹ con hôm nào cũng đánh vật với nhau đến gần 11h đêm mới được đi ngủ. Vì theo chị Hương: “Hễ viết được một chữ cu cậu lại ngẩng lên hỏi mẹ một câu, khi thì “Mẹ ơi, sao chữ này lại viết 6 ô li, mà chữ kia chỉ có 2 ô li thôi?”, khi thì: “Mẹ ơi, con mỏi tay quá, cho con nghỉ một tí”, khi lại: “Mẹ ơi, con khát nước”…
Vì vậy, thường phải mất 1 tiếng Bin mới viết kín một trang giấy khiến chị Hương không khỏi mệt mỏi.
Nhiều hôm, thấy con viết cẩu thả chị liền lấy thước vụt nhẹ vào tay để con nhớ. Được đà, cu Bin khóc thét lên, thấy vậy ba của Bin chạy lại xót con quay ra dỗ dành và không quên “lớn tiếng” với mẹ Bin khiến không khí gia đình trở nên ngột ngạt.
Anh Nguyễn Xuân Lâm (Hai Bà Trưng – Hà Nội) chia sẻ về cậu con trai: “Bé nhà mình năm nay vào lớp 1. Ngay từ đầu năm học, mình đã làm thời khóa biểu cho con: 6h30 gọi con dậy, cho con ăn sáng rồi đến trường.
Chiều đón con về. Sau khi tắm rửa, ăn uống đến 8h tối, hai mẹ con ngồi vào bàn học, bố ngồi bên động viên đến 9h thì cho con đi ngủ.
Nhưng hôm nào cũng như hôm nào, mới ngồi vào bàn học được 2 – 3 phút là cu cậu lại kêu: Con mỏi tay, con mỏi lưng…Vậy là bố mẹ lại phải xoa nắn, nựng cho một tí. Chính vì thế mà chưa có ngày nào đúng lịch đi ngủ mà toàn 10h, có hôm 11h cả nhà mới được lên giường”.
Thời điểm vào lớp 1: Cực kỳ quan trọng
Tiến sĩ – chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý chia sẻ với những bậc phụ huynh có con đang học lớp 1: “ Hãy để con trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Theo phân tích của chuyên gia tâm lý, thời điểm bắt đầu vào lớp 1 là một giai đoạn “vượt vũ môn”, là bước ngoặt vô cùng quan trọng chuyển biến rất lớn từ giai đoạn vui chơi là chính sang giai đoạn học là chính.
Chính vì vậy, để trẻ thích nghi được phải cần một khoảng thời gian để dịch chuyển hoạt động dần dần, không nên có những thay đổi bất ngờ khiến trẻ có cảm giác lo sợ.
Ở mẫu giáo trẻ quen được vui chơi, bay nhảy tự do thì giờ đây trẻ phải thực hiện nề nếp kỉ luật, phải ngồi học nghiêm túc trên bàn học trong khoảng 30 phút/ tiết.
Khi đó trẻ phải tập trung nghe, tập trung học, phải động não, phải quan sát, tư duy, ghi nhớ, rèn kỹ năng chép, ghép vần. Như vậy trẻ vừa được đưa vào khuôn khổ, nề nếp của nhà trường vừa được học toàn bộ kiến thức mới, nếu không chuẩn bị chu đáo rất dễ tạo cho trẻ cảm thấy rất chán, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài cho cả quá trình tiếp nhận kiến thức về sau.
Một điều nữa, nhiều bậc phụ huynh trước đó đã tạo cho trẻ bao nhiêu kỳ vọng rất tuyệt vời như đi sắm quần áo mới, ba lô đẹp để đi học khiến trẻ ảo tưởng rất lớn về trường lớp.
Nhưng khi đến lớp, trẻ cảm thấy không được như sự kỳ vọng của chúng nên chúng cảm thấy chán nản, sợ đi học, bị rối nhiễu tâm lý, chống đối, bướng bỉnh, có thể trầm cảm và thiếu tự tin.
Vì vậy, phụ huynh phải tạo thời gian cho con thích nghi, thậm chí con chưa làm hết bài tập cũng không sao cả vì tùy theo tốc độ học, khả năng tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau nên phụ huynh lưu ý không nên ép con mà tạo hứng thú cho con học bài.
Người lớn hãy để cho trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui không nên ép con học quá nhiều so với lứa tuổi của bé.
Vì ngay ở trường mẫu giáo các cháu đã được làm quen với những kiến thức sơ đẳng nhất chuẩn bị lên lớp 1. Do vậy, cha mẹ hãy phân tích, chia sẻ cho con cái cái nào đúng, cái nào sai, dạy con cách làm người, cái nếp, cách tự phục vụ mình đó mới là cái quan trọng ở lứa tuổi này.
(*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi)
Kim Anh
Thời điểm vào lớp 1: Cực kỳ quan trọng
Tiến sĩ – chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý chia sẻ với những bậc phụ huynh có con đang học lớp 1: “ Hãy để con trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Hãy để con trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui |
Theo phân tích của chuyên gia tâm lý, thời điểm bắt đầu vào lớp 1 là một giai đoạn “vượt vũ môn”, là bước ngoặt vô cùng quan trọng chuyển biến rất lớn từ giai đoạn vui chơi là chính sang giai đoạn học là chính.
Chính vì vậy, để trẻ thích nghi được phải cần một khoảng thời gian để dịch chuyển hoạt động dần dần, không nên có những thay đổi bất ngờ khiến trẻ có cảm giác lo sợ.
|
Khi đó trẻ phải tập trung nghe, tập trung học, phải động não, phải quan sát, tư duy, ghi nhớ, rèn kỹ năng chép, ghép vần. Như vậy trẻ vừa được đưa vào khuôn khổ, nề nếp của nhà trường vừa được học toàn bộ kiến thức mới, nếu không chuẩn bị chu đáo rất dễ tạo cho trẻ cảm thấy rất chán, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài cho cả quá trình tiếp nhận kiến thức về sau.
Một điều nữa, nhiều bậc phụ huynh trước đó đã tạo cho trẻ bao nhiêu kỳ vọng rất tuyệt vời như đi sắm quần áo mới, ba lô đẹp để đi học khiến trẻ ảo tưởng rất lớn về trường lớp.
Nhưng khi đến lớp, trẻ cảm thấy không được như sự kỳ vọng của chúng nên chúng cảm thấy chán nản, sợ đi học, bị rối nhiễu tâm lý, chống đối, bướng bỉnh, có thể trầm cảm và thiếu tự tin.
Vì vậy, phụ huynh phải tạo thời gian cho con thích nghi, thậm chí con chưa làm hết bài tập cũng không sao cả vì tùy theo tốc độ học, khả năng tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau nên phụ huynh lưu ý không nên ép con mà tạo hứng thú cho con học bài.
Người lớn hãy để cho trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui không nên ép con học quá nhiều so với lứa tuổi của bé.
Vì ngay ở trường mẫu giáo các cháu đã được làm quen với những kiến thức sơ đẳng nhất chuẩn bị lên lớp 1. Do vậy, cha mẹ hãy phân tích, chia sẻ cho con cái cái nào đúng, cái nào sai, dạy con cách làm người, cái nếp, cách tự phục vụ mình đó mới là cái quan trọng ở lứa tuổi này.
(*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi)
Kim Anh
Bình luận