(VTC News) - PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) đã chia sẻ những điều chưa biết về giáo dục sớm.
Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ được tiếp xúc với cha mẹ và người thân trong gia đình nhiều nhất.
"Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ của các bậc cha mẹ cũng như của những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã dẫn đến những sự lãng phí tiềm năng của trẻ vô cùng đáng tiếc", TS Nguyễn Võ Kỳ Anh băn khoăn.
Nhiều phụ huynh thường chỉ quan tâm chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ về chiều cao, cân nặng và bệnh tật mà quên mất bồi dưỡng tinh thần và giáo dục phát triển các tố chất của các cháu.
TS Kỳ Anh nhắc lại quan điểm của nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich Pavlov và cho rằng: "Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày".
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn này có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hạn chế và mở rộng tiềm năng về học tập, xã hội, và thể chất trong suốt cuộc sống của trẻ.
Các bằng chứng khoa học cũng cho thấy sự tương tác tích cực và mối quan hệ hỗ trợ, ổn định với cha mẹ và người chăm sóc gần gũi khác là những yếu tố quan trọng đối với trẻ để phát triển thành những người khỏe mạnh về mặt thể chất, tinh thần và xã hội.
Ngược lại, nếu trẻ tiếp xúc với hoàn cảnh thời thơ ấu bất lợi và stress độc hại, như bị bạo lực, nghèo đói, bị lạm dụng, bị những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kiến trúc não, có thể dẫn đến những tổn thương quan trọng cản trở sự thành công trong học tập và các vấn đề khác về hành vi và sức khỏe tâm thần.
Cho dù sau này có tạo điều kiện cho trẻ chơi và cung cấp những tương tác phù hợp với sự phát triển của trẻ có thể giúp giảm thiểu những tác động bất lợi của các stress trước đó, nhưng khả năng cho não bộ phát triển kiến trúc tối ưu cũng vẫn bị ảnh hưởng theo "quy luật giảm dần".
Do đó, nếu phụ huynh không giáo dục sớm đúng đắn thì trẻ sẽ không có những năng lực và sức khỏe tốt mà chúng cần để thành công trong cuộc sống và ở trường học.
Giáo sư Phùng đức Toàn, cha đẻ của " Phương án 0 tuổi" (Trung Quốc) cho rằng, mỗi một đứa trẻ ở thời kỳ này có thể hoàn thành 7 nhiệm vụ học tập một cách thuận lợi: Nhận biết mọi người và giao tiếp; tập đứng thẳng, tập đi và học vận động; nhận biết sự vật và ghi nhớ sự việc; học cách thao tác bằng tay; niềm say mê âm nhạc; nắm vững ngôn ngữ; nhận biết mặt chữ và đọc hiểu.
TS Kỳ Anh cũng nhắc lại quan điểm của GS.Glenn Doman và cho rằng: “Dạy đọc cho một em bé 6-24 tháng tuổi ở nhà dễ dàng hơn dạy em bé 6 tuổi ở trường”.
Như vậy, tiến hành giáo dục sớm tại gia đình, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được trải nghiệm ngay trong mái ấm của gia đình chính là " khoảng khắc vàng" để các tiềm năng, tố chất được phát huy.
Do đó, TS Kỳ Anh bày tỏ quan điểm nếu không áp dụng giáo dục sớm đã lãng phí một nguồn tiềm năng của vô cùng lớn trong mỗi đứa trẻ và cũng chính là tiềm năng của mỗi dòng họ, mỗi dân tộc và đất nước.
Với thành tựu nghiên cứu và thực thi hơn 50 qua của giáo dục sớm thế giới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người khẳng định: "Quốc gia nào nhận thức được cơ hội và thắng lợi trong “Cuộc cách mạng mềm” giáo dục sớm thì chỉ trong vòng 30 năm thôi quốc gia đó không chỉ nâng cao chất lượng sống của mỗi gia đình, dòng họ mà còn thay đổi vận mệnh cho cả dân tộc và sẽ góp phần to lớn thay đổi thế giới trong thế kỷ 21".
Minh Đức
Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ được tiếp xúc với cha mẹ và người thân trong gia đình nhiều nhất.
PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người |
Nhiều phụ huynh thường chỉ quan tâm chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ về chiều cao, cân nặng và bệnh tật mà quên mất bồi dưỡng tinh thần và giáo dục phát triển các tố chất của các cháu.
TS Kỳ Anh nhắc lại quan điểm của nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich Pavlov và cho rằng: "Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày".
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn này có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hạn chế và mở rộng tiềm năng về học tập, xã hội, và thể chất trong suốt cuộc sống của trẻ.
Ngược lại, nếu trẻ tiếp xúc với hoàn cảnh thời thơ ấu bất lợi và stress độc hại, như bị bạo lực, nghèo đói, bị lạm dụng, bị những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kiến trúc não, có thể dẫn đến những tổn thương quan trọng cản trở sự thành công trong học tập và các vấn đề khác về hành vi và sức khỏe tâm thần.
Cho dù sau này có tạo điều kiện cho trẻ chơi và cung cấp những tương tác phù hợp với sự phát triển của trẻ có thể giúp giảm thiểu những tác động bất lợi của các stress trước đó, nhưng khả năng cho não bộ phát triển kiến trúc tối ưu cũng vẫn bị ảnh hưởng theo "quy luật giảm dần".
Do đó, nếu phụ huynh không giáo dục sớm đúng đắn thì trẻ sẽ không có những năng lực và sức khỏe tốt mà chúng cần để thành công trong cuộc sống và ở trường học.
Giáo sư Phùng đức Toàn, cha đẻ của " Phương án 0 tuổi" (Trung Quốc) cho rằng, mỗi một đứa trẻ ở thời kỳ này có thể hoàn thành 7 nhiệm vụ học tập một cách thuận lợi: Nhận biết mọi người và giao tiếp; tập đứng thẳng, tập đi và học vận động; nhận biết sự vật và ghi nhớ sự việc; học cách thao tác bằng tay; niềm say mê âm nhạc; nắm vững ngôn ngữ; nhận biết mặt chữ và đọc hiểu.
TS Kỳ Anh cũng nhắc lại quan điểm của GS.Glenn Doman và cho rằng: “Dạy đọc cho một em bé 6-24 tháng tuổi ở nhà dễ dàng hơn dạy em bé 6 tuổi ở trường”.
Như vậy, tiến hành giáo dục sớm tại gia đình, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được trải nghiệm ngay trong mái ấm của gia đình chính là " khoảng khắc vàng" để các tiềm năng, tố chất được phát huy.
Do đó, TS Kỳ Anh bày tỏ quan điểm nếu không áp dụng giáo dục sớm đã lãng phí một nguồn tiềm năng của vô cùng lớn trong mỗi đứa trẻ và cũng chính là tiềm năng của mỗi dòng họ, mỗi dân tộc và đất nước.
Với thành tựu nghiên cứu và thực thi hơn 50 qua của giáo dục sớm thế giới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người khẳng định: "Quốc gia nào nhận thức được cơ hội và thắng lợi trong “Cuộc cách mạng mềm” giáo dục sớm thì chỉ trong vòng 30 năm thôi quốc gia đó không chỉ nâng cao chất lượng sống của mỗi gia đình, dòng họ mà còn thay đổi vận mệnh cho cả dân tộc và sẽ góp phần to lớn thay đổi thế giới trong thế kỷ 21".
Minh Đức
Bình luận