• Zalo

Trẻ quá khoe khoang, cha mẹ phải làm gì?

Giáo dụcThứ Tư, 04/01/2012 02:52:00 +07:00Google News

(VTC News) - Khoe khoang thái quá, đồng nghĩa với việc trẻ nói dối. Vậy cha mẹ phải làm gì để khắc phục thói xấu trên của trẻ?

(VTC News) - Khoe khoang thái quá, đồng nghĩa với việc trẻ nói dối. Nói dối và khoe khoang về một điều gì đó đồng nghĩa với nói về một việc không có trong thực tế. Thông thường, việc khoe khoang khoác lác được thực hiện một cách có ý thức và cố tình. Vậy cha mẹ phải làm gì để khắc phục thói xấu trên của trẻ?

Trẻ thường có cảm giác tự hào vì nhiều lý do. Bắt đầu là do bắt chước hoặc học hỏi từ môi trường trực tiếp của trẻ. Khoe khoang để thu hút sự chú ý của bạn mình, cũng như được bạn bè coi là cá nhân đặc biệt. Để được coi là đặc biệt, sành điệu… Do đó trẻ cũng muốn che dấu những điểm yếu của mình vì có khả năng do trẻ không có gì quá nổi bật trong lĩnh vực học hành hay các lĩnh vực khác, tự hào thái quá về bản thân là một trong những cách hiệu quả nhất mà trẻ thích lựa chọn.

Giúp trẻ bỏ tính khoe khoang không khó! 

Rumondor M. Psi, một giảng viên tại Khoa Tâm lý Đại học Bina Nusantara, Jakarta, cho biết, thói khoe khoang không xảy ra một cách đột ngột mà là trải qua một quá trình. Điều này có thể bắt nguồn từ đầu khi trẻ bắt đầu nói lưu loát, sự phát triển về hiểu biết đã hình thành, cùng với khả năng mô phỏng và bắt chước. Để khắc phục tính khoe khoang của trẻ, hãy làm theo bảy lời khuyên sau:

1. Đừng mất uy tín hành vi của trẻ


Bằng cách nói, "Con nói dối, tại sao lại thế?..." bạn đang làm mất uy tín của trẻ. Nếu giải quyết theo cách này, trẻ sẽ cố gắng để bảo vệ điều trẻ làm. Điều này làm cho trẻ càng muốn dấu diếm sự thật vì trẻ sợ bị bố mẹ la mắng.

2. Không đưa ra phản ứng tích cực hoặc mặc kệ những gì con nói hoặc con làm

Vì con trẻ có thể cho rằng những hành vi như vậy là hợp lý. Trẻ sẽ không biết những điều gì tốt và không tốt, thậm chí còn có xu hướng lặp lại những hành vi khoe khoang đó.

3. Khuyến khích trẻ cùng nói chuyện


Cha mẹ cần đưa ra thái độ và hành vi cần thiết và đúng đắn để trẻ bắt chước. "Con ạ, mẹ nghe nói con nói với bạn rằng con được đi xem biểu diễn của Justin Bieber nhưng mẹ đâu có mua vé đó nhỉ? Tại sao mình phải nói điều không có thật thế đúng không con? Lần sau con đừng lặp lại thế nhé." Vì vậy, lựa chọn những từ không buộc tội hoặc chỉ trích trực tiếp hoặc làm mất uy tín của con.

4. Tìm hiểu bối cảnh con thực hiện hành vi khoe khoang

Trên thực tế, từ việc trò chuyện với con cái, cha mẹ có thể khám phá ra những nguyên nhân khiến trẻ tự hào thái quá, cho dù là do bắt chước, hay do đứa trẻ cảm thấy thua kém, vì vậy muốn được người khác nhìn nhận tốt hơn hay những lý do khác. Nếu do bắt chước, cha mẹ cần làm gương cho trẻ. Hãy trở thành tấm gương tốt cho trẻ để trẻ thể hiện thái độ đúng đắn.

Nếu trẻ muốn thu hút sự chú ý, nói với trẻ những cách mà trẻ có thể làm tốt để có được sự chú ý từ những người xung quanh. Nếu vì do tự ti, hãy giúp con bạn cải thiện sự tự tin bằng cách làm nổi bật những lợi thế trẻ có.

5. Tạo một thoả thuận chung, cho trẻ biết hậu quả của hành vi khoe khoang


Bạn làm việc này bằng cách lấy những phần thưởng mà trẻ thích để khuyến khích trẻ. Như vậy, trẻ có thể học được một điều rằng khi trẻ có hành vi tốt, trẻ sẽ nhận được những món quà rất mà trẻ rất thích.

6. Giải thích cho trẻ biết về những hành vi đó

Có thể giải thích cho trẻ qua việc kể những câu chuyện cổ tích và những tác động tiêu cực đối với một người nào đó khi họ thích khoe khoang. "Con à, nếu con nói về những gì không có, khi bạn bè của con phát hiện ra, họ sẽ không tin con nữa. Nếu vậy con làm sao mà có bạn để chơi nữa?. Như thế rất buồn phải không?”. Với cách này, không quá khó để con hiểu ra vấn đề.

7. Liên lạc chặt chẽ với giáo viên ở trường


Để giúp cải thiện hành vi khoe khoang của con, hãy nói với giáo viên về hành vi mà mình mong đợi ở đứa trẻ và yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên. Giáo viên có thể quan sát hành vi của đứa trẻ và giúp trẻ cải thiện hành vi của mình ở trường.

Đặng Hòa

Bình luận
vtcnews.vn