(VTC News) - Đó là số liệu được Tổng cục Thống kê phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố kết quả Điều tra đánh giá các Mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2010-2011 (MICS4).
Cuộc điều tra được tiến hành trên 63 tỉnh, thành với 11.614 hộ gia đình được phỏng vấn. Kết quả MICS4 cho thấy vẫn còn tồn tại bất bình đẳng trong cuộc sống của trẻ em và phụ nữ Việt Nam theo vùng miền, giới, nơi cư trú, điều kiện kinh tế và dân tộc.
Trong lĩnh vực giáo dục thì trong những hộ gia đình nghèo nhất chỉ có 66% trẻ em trai và 65% trẻ em gái được đi học trung học, so với 96% các bé trai và các bé gái là con em các hộ gia đình khá giả nhất được đi học trung học.
Trong lĩnh vực tiêm chủng, cứ 5 trẻ em trong độ tuổi từ 12-23 tháng thì chỉ có 2 em được tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời cũng có khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn với 2 trẻ em thành thị thì có 1 em được tiêm chủng đầy đủ-trong khi tỷ lệ này ở nông thôn là 3:1.
Trong lĩnh vực dinh dưỡng, cứ gần như 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thấp còi, tức là thấp hơn chiều cao trung bình ở lứa tuổi của trẻ. Đáng chú ý, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần so với trẻ em đồng lứa dân tộc Kinh hoặc Hoa.
Trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, hơn 7 trong số 10 người Việt Nam được tiếp cận nước uống và công trình vệ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, số người sống trong các gia đình dân tộc Kinh và Hoa được tiếp cận các công trình vệ sinh này cao gấp đôi so với những người sống trong gia đình các dân tộc thiểu số.
MICS4 cũng cung cấp số liệu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ nổi bật như: 9 trong số 10 ca sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các phụ nữ dân tộc Kinh và Hoa được sinh nở ở cơ sở y tế trong khi chỉ có 3 trong số 5 phụ nữ dân tộc thiểu số được sinh ở các cơ sở y tế.
Cuộc điều tra được tiến hành trên 63 tỉnh, thành với 11.614 hộ gia đình được phỏng vấn. Kết quả MICS4 cho thấy vẫn còn tồn tại bất bình đẳng trong cuộc sống của trẻ em và phụ nữ Việt Nam theo vùng miền, giới, nơi cư trú, điều kiện kinh tế và dân tộc.
Trẻ em nghèo được đi học trung học ít hơn trẻ em giàu tới 30% (Ảnh minh họa) |
Trong lĩnh vực giáo dục thì trong những hộ gia đình nghèo nhất chỉ có 66% trẻ em trai và 65% trẻ em gái được đi học trung học, so với 96% các bé trai và các bé gái là con em các hộ gia đình khá giả nhất được đi học trung học.
Trong lĩnh vực tiêm chủng, cứ 5 trẻ em trong độ tuổi từ 12-23 tháng thì chỉ có 2 em được tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời cũng có khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn với 2 trẻ em thành thị thì có 1 em được tiêm chủng đầy đủ-trong khi tỷ lệ này ở nông thôn là 3:1.
Trong lĩnh vực dinh dưỡng, cứ gần như 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thấp còi, tức là thấp hơn chiều cao trung bình ở lứa tuổi của trẻ. Đáng chú ý, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần so với trẻ em đồng lứa dân tộc Kinh hoặc Hoa.
Trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, hơn 7 trong số 10 người Việt Nam được tiếp cận nước uống và công trình vệ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, số người sống trong các gia đình dân tộc Kinh và Hoa được tiếp cận các công trình vệ sinh này cao gấp đôi so với những người sống trong gia đình các dân tộc thiểu số.
MICS4 cũng cung cấp số liệu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ nổi bật như: 9 trong số 10 ca sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các phụ nữ dân tộc Kinh và Hoa được sinh nở ở cơ sở y tế trong khi chỉ có 3 trong số 5 phụ nữ dân tộc thiểu số được sinh ở các cơ sở y tế.
Khởi Nguyên
Bình luận