Những lễ hội văn hoá này thể hiện được đặc trưng của từng quốc gia. Không những thế, hàng năm, du lịch các nước Châu Á kiếm bộn nhờ những lễ hội rực rỡ sắc màu. Để tạo nên sự hấp dẫn và đặc sắc đó, trẻ em là những “nhân vật chính” không thể thiếu.
1. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương – Việt Nam
Dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm ngày Quốc lễ này. Những ngày này học sinh thường dựng lại những vở kịch Sơn tinh – Thủy tinh; sự tích Trái dưa hấu; sự tích bánh Dày, bánh Chưng, làm các món bánh truyền thống…
Trẻ em Việt Nam ai cũng nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
2. Tết Khmer – Campuchia
Tết ở Campuchia là lễ hội Chol Chnăm Thmây. Gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh.
Ngày nay người dân chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau....
Các em bé Campuchia được tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
3. Lễ hội văn hoá Hwaseong Suwon – Hàn Quốc
Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi. Pháo đài Hwaseong (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới) là nơi thu hút khách tham quan trở nên náo nhiệt trong suốt dịp lễ hội.
Trẻ em Hàn Quốc đều có cơ hội tham gia một loạt sự kiện được tổ chức như tái hiện lễ rước hoàng gia Đại đế Jeongjo (vị vua thứ 22 của triều đại Joseon), nghi lễ đội vệ quân Jangyongyeong, diễu hành của công dân, cùng với nhiều tiết mục biểu diễn truyền thống khác.
4. Lễ hội té nước – Lào
Tết té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
Vào những ngày này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn tha hồ té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.
5. Lễ hội cho bé trai, bé gái – Nhật Bản
Nhật Bản có hẳn… hai ngày tết dành cho thiếu nhi. Ngày lễ dành cho các bé gái Nhật Bản có tên gọi là Hinamatsuri. Lễ hội này còn được biết đến với tên Ngày lễ Búp bê do trong dịp này, các gia đình Nhật Bản thường bày biện những con búp bê rất đẹp làm theo kiểu truyền thống.
Họ mong muốn các bé gái sẽ lớn lên khỏe mạnh, xinh đẹp và thông minh. Ngày của các bé trai hay còn gọi là ngày Tango no Sekku.
Vào ngày này người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn”.
6. Lễ hội đèn lồng đỏ - Trung Quốc
Đây là một trong những hoạt động sôi nổi nhất dịp đầu năm của người dân Trung Hoa. Điểm hấp dẫn nhất là các bé được bố mẹ dẫn đi chơi trong một biển đèn lồng với đủ các kiểu dáng, kích thước, sắc màu.
Các bạn nhỏ Trung Quốc còn tự làm đèn, múa hát, Kinh kịch trong những ngày này.
7. Lễ hội ánh sáng Diwali - Ấn Độ
Đặc trưng của lễ hội Ánh sáng Diwali là những điệu múa truyền thống Ấn Độ mê hoặc lòng người, với bài hát nổi tiếng Bollywood và cả những tiếc mục xiếc đặc sắc. Ngoài ra, còn có các gian hàng vui chơi cho trẻ em như lâu đài nhảy múa, tranh cát tô tượng…
Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo và không khí vui nhộn, con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn.
Những lễ hội văn hoá độc đáo trên sẽ được tái hiện đầy sinh động cho trẻ mầm non trong trại hè “Châu Á trong mắt em”.
Cô Nguyễn Thanh Hương, hiệu trưởng Bright School Hoàn Kiếm – đơn vị đã nghĩ ra ý tưởng độc đáo này chia sẻ: “Một Châu Á đa sắc màu sẽ trở nên rất kỳ thú và ngộ nghĩnh qua đôi mắt trong veo của trẻ thơ. Vui chơi, cảm thụ văn hoá bằng những hoạt động thực tế, gần như không còn là giờ học, sẽ là hiệu quả lớn nhất của 10 ngày trại hè năm nay”.
Cô Hương cũng cho biết, chương trình trại hè “Châu Á trong mắt em” mở cửa cho khoảng hơn 500 học sinh mầm non từ 1/6-12/6/2015 tại 2 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm và khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông.
Đức Huỳnh
1. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương – Việt Nam
Dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm ngày Quốc lễ này. Những ngày này học sinh thường dựng lại những vở kịch Sơn tinh – Thủy tinh; sự tích Trái dưa hấu; sự tích bánh Dày, bánh Chưng, làm các món bánh truyền thống…
2. Tết Khmer – Campuchia
Tết ở Campuchia là lễ hội Chol Chnăm Thmây. Gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh.
Ngày nay người dân chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau....
Các em bé Campuchia được tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
3. Lễ hội văn hoá Hwaseong Suwon – Hàn Quốc
Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi. Pháo đài Hwaseong (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới) là nơi thu hút khách tham quan trở nên náo nhiệt trong suốt dịp lễ hội.
4. Lễ hội té nước – Lào
Tết té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
5. Lễ hội cho bé trai, bé gái – Nhật Bản
Nhật Bản có hẳn… hai ngày tết dành cho thiếu nhi. Ngày lễ dành cho các bé gái Nhật Bản có tên gọi là Hinamatsuri. Lễ hội này còn được biết đến với tên Ngày lễ Búp bê do trong dịp này, các gia đình Nhật Bản thường bày biện những con búp bê rất đẹp làm theo kiểu truyền thống.
Vào ngày này người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn”.
6. Lễ hội đèn lồng đỏ - Trung Quốc
Đây là một trong những hoạt động sôi nổi nhất dịp đầu năm của người dân Trung Hoa. Điểm hấp dẫn nhất là các bé được bố mẹ dẫn đi chơi trong một biển đèn lồng với đủ các kiểu dáng, kích thước, sắc màu.
7. Lễ hội ánh sáng Diwali - Ấn Độ
Đặc trưng của lễ hội Ánh sáng Diwali là những điệu múa truyền thống Ấn Độ mê hoặc lòng người, với bài hát nổi tiếng Bollywood và cả những tiếc mục xiếc đặc sắc. Ngoài ra, còn có các gian hàng vui chơi cho trẻ em như lâu đài nhảy múa, tranh cát tô tượng…
Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo và không khí vui nhộn, con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn.
Những lễ hội văn hoá độc đáo trên sẽ được tái hiện đầy sinh động cho trẻ mầm non trong trại hè “Châu Á trong mắt em”.
Trẻ em sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội các nước Châu Á |
Cô Hương cũng cho biết, chương trình trại hè “Châu Á trong mắt em” mở cửa cho khoảng hơn 500 học sinh mầm non từ 1/6-12/6/2015 tại 2 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm và khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông.
Đức Huỳnh
Bình luận