(VTC News) - Sau nhiều vụ thương tâm trẻ chết vì tiêm vắc xin, TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã lên tiếng.
Mới đây, 1 trẻ sơ sinh ở Lâm Đồng cũng chết cũng “chưa rõ nguyên nhân” sau khi tiêm vắc xin ngừa xuất huyết não.
Trong khi đó, ngày 9/8, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Bình Phước làm rõ trường hợp tử vong bất thường của một trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh này.
Trước thực trạng này, TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã lên tiếng.
Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Hữu nói: “Về việc tiêm vaccine cho trẻ, từ xưa tới nay chúng ta tiêm rất nhiều có xảy ra sự cố nào đâu. Chương trình tiêm phòng cho trẻ 7 mũi đã được triển khai cả chục năm nay rồi. Hàng chục triệu trẻ em đã tiêm rồi, nhưng rủi ro chỉ xảy ra với một số.
Tương tự như hàng triệu người tham gia giao thông, rủi ro xảy ra chỉ vài người gặp tai nạn. Nhưng tất nhiên, không chỉ vì sự rủi ro hy hữu đó mà chúng ta thiếu sự quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn.
Bộ Y tế phải có trách nhiệm kiểm tra xem loại vaccine đó có đảm bảo chất lượng không? Có đúng tiêu chuẩn không? Việc vận hành và bảo quản có tốt không?”.
Nói về những vụ việc thương tâm trẻ chết vì tiêm vaccine gần đây, ông Hữu cho hay: “Theo tôi, người ta tiêm bao nhiêu năm nay rồi thì ta nhìn là biết vaccine có hiệu quả hay không chứ. Tôi khẳng định chương trình đó có hiệu quả còn những sự cố đáng tiếc xảy ra mình cũng không thể nào tránh được.
Chúng ta phải chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra xem vaccine đó còn hạn hay không. Nếu còn hạn thì việc bảo quản đã đúng quy cách chưa. Nhiều khi cùng tiêm loại vaccine đó, hàng triệu người chẳng sao, nhưng sẽ có 1 người bị phản ứng với thuốc. Nói cách khác, còn tùy cơ địa của mỗi người”.
Khi phóng viên đề cập tới việc một số bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí ngay ở Hà Nội bị tố bắt phụ huynh phải kí cam kết trước rồi mới chịu tiêm vaccine cho trẻ, ông Hữu bất bình nói: “Theo tôi, khi đề xuất trên chưa trở thành quy định chính thức, bệnh viện nào bắt phụ huynh kí cam kết mới tiêm vaccine cho trẻ là chưa đúng.
Việc cha mẹ phải kí cam kết trước, con mới được tiêm vaccine chưa phải là quyết định của Bộ Y tế. Để đưa điều này vào luật, chắc Bộ Y tế sẽ phải xin ý kiến các bộ ngành xem có phù hợp hay không. Nếu thấy không phù hợp, chắc chắn chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị đề nghị họ xem xét lại sao cho không vi phạm luật về quyền của trẻ em.
Khi đề xuất trên chưa được đưa ra xin ý kiến các Bộ, chúng tôi cũng chưa thể có câu trả lời chính thức về việc ủng hộ hay không”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính từ cuối năm 2012 tới nay đã có ít nhất 15 bé tử vong sau khi tiêm vaccine.
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tế TW, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có 3 khả năng dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm phòng viêm gan B là do chất lượng vaccine, quy trình tiêm chủng hoặc do bệnh tật lâm sàng ở trẻ.
Có những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm, hoặc bản thân khi tiêm đã bị nhiễm trùng mà cha mẹ không biết. Khi đó, cơ thể đang mệt mỏi, lại phải tiêm thêm kháng nguyên khác. Như vậy, cơ thể đã ốm lại chống chọi với kháng nguyên từ vaccine nên có trường hợp tử vong.
Còn theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2011 đã có 7 trường hợp gặp tai biến nặng sau tiêm chủng, trong đó có 5 trẻ tử vong, tất cả đều thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng và 2/7 trường hợp liên quan đến vaccine.
Trước đó, năm 2010, có 16 trường hợp biến chứng nặng, 10 tử vong, 1/16 trường hợp biến chứng liên quan đến vaccine dịch vụ.
Các cơ quan chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm nguyên nhân của hàng loạt vụ trẻ chết sau tiêm phòng.
Những ngày qua, dư luận vẫn đang hết sức hoang mang khi có hàng loạt trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vacxin viêm gan B, trong đó có 3 trường hợp ở Quảng Trị và 1 ở Bình Thuận.
Mới đây, 1 trẻ sơ sinh ở Lâm Đồng cũng chết cũng “chưa rõ nguyên nhân” sau khi tiêm vắc xin ngừa xuất huyết não.
Trong khi đó, ngày 9/8, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Bình Phước làm rõ trường hợp tử vong bất thường của một trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh này.
Trước thực trạng này, TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã lên tiếng.
Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Hữu nói: “Về việc tiêm vaccine cho trẻ, từ xưa tới nay chúng ta tiêm rất nhiều có xảy ra sự cố nào đâu. Chương trình tiêm phòng cho trẻ 7 mũi đã được triển khai cả chục năm nay rồi. Hàng chục triệu trẻ em đã tiêm rồi, nhưng rủi ro chỉ xảy ra với một số.
Tương tự như hàng triệu người tham gia giao thông, rủi ro xảy ra chỉ vài người gặp tai nạn. Nhưng tất nhiên, không chỉ vì sự rủi ro hy hữu đó mà chúng ta thiếu sự quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn.
Bộ Y tế phải có trách nhiệm kiểm tra xem loại vaccine đó có đảm bảo chất lượng không? Có đúng tiêu chuẩn không? Việc vận hành và bảo quản có tốt không?”.
Nói về những vụ việc thương tâm trẻ chết vì tiêm vaccine gần đây, ông Hữu cho hay: “Theo tôi, người ta tiêm bao nhiêu năm nay rồi thì ta nhìn là biết vaccine có hiệu quả hay không chứ. Tôi khẳng định chương trình đó có hiệu quả còn những sự cố đáng tiếc xảy ra mình cũng không thể nào tránh được.
Chúng ta phải chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra xem vaccine đó còn hạn hay không. Nếu còn hạn thì việc bảo quản đã đúng quy cách chưa. Nhiều khi cùng tiêm loại vaccine đó, hàng triệu người chẳng sao, nhưng sẽ có 1 người bị phản ứng với thuốc. Nói cách khác, còn tùy cơ địa của mỗi người”.
Trẻ sơ sinh này tử vong sau tiêm, gia đình đau xót muốn biết nguyên nhân. Ảnh Lao động |
Khi phóng viên đề cập tới việc một số bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí ngay ở Hà Nội bị tố bắt phụ huynh phải kí cam kết trước rồi mới chịu tiêm vaccine cho trẻ, ông Hữu bất bình nói: “Theo tôi, khi đề xuất trên chưa trở thành quy định chính thức, bệnh viện nào bắt phụ huynh kí cam kết mới tiêm vaccine cho trẻ là chưa đúng.
|
Khi đề xuất trên chưa được đưa ra xin ý kiến các Bộ, chúng tôi cũng chưa thể có câu trả lời chính thức về việc ủng hộ hay không”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính từ cuối năm 2012 tới nay đã có ít nhất 15 bé tử vong sau khi tiêm vaccine.
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tế TW, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có 3 khả năng dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm phòng viêm gan B là do chất lượng vaccine, quy trình tiêm chủng hoặc do bệnh tật lâm sàng ở trẻ.
Có những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm, hoặc bản thân khi tiêm đã bị nhiễm trùng mà cha mẹ không biết. Khi đó, cơ thể đang mệt mỏi, lại phải tiêm thêm kháng nguyên khác. Như vậy, cơ thể đã ốm lại chống chọi với kháng nguyên từ vaccine nên có trường hợp tử vong.
Còn theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2011 đã có 7 trường hợp gặp tai biến nặng sau tiêm chủng, trong đó có 5 trẻ tử vong, tất cả đều thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng và 2/7 trường hợp liên quan đến vaccine.
Trước đó, năm 2010, có 16 trường hợp biến chứng nặng, 10 tử vong, 1/16 trường hợp biến chứng liên quan đến vaccine dịch vụ.
Các cơ quan chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm nguyên nhân của hàng loạt vụ trẻ chết sau tiêm phòng.
Minh Quân
Bình luận