Sau khi sự việc các bé tại trường mầm non tư thục Phương Anh (Quận Thủ Đức, TP.HCM) bị bảo mẫu hành hạ được báo chí thông tin, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH).
- Là lãnh đạo một cơ quan nhà nước bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông cảm thấy như thế nào khi xem đoạn clip hai bảo mẫu tại Trường mầm non Phương Anh hành hạ các em bé ?
Sau khi xem xong clip, tôi rất bức xúc và thương các em bé. Không hiểu tại sao các bé lại bị hành hạ như thế. Bên cạnh đó tôi cũng rất phẫn nộ với hành động mất nhân tính của cô nuôi dạy trẻ này.Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH). Ảnh: Phạm Thịnh
Tôi không nghĩ đây là một con người, thậm chí cả khi con người đối xử với súc vật cũng chưa thấy ai hành hạ đến mức độ vậy. Trong khi đó, con người này lại là cô giáo nuôi dạy trẻ nhỏ.
Vậy không hiểu tại sao người ta lại đối xử với các em nhỏ như vậy, một cô giáo lại đối xử với trẻ nhỏ như thế là mất nhân tính, không còn tình người.
Đặc biệt khi clip này quay cận cảnh em bé bị hành hạ rất thương tâm. Hình ảnh đó ám ảnh tôi, ngay kể cả lúc tối, đôi mắt đứa bé lo lắng, sợ hãi vẫn ám ảnh tôi, khiến tôi rơi nước mắt.
- Là người công tác lâu năm trong ngành bảo vệ trẻ em, liệu những clip bạo hành trong thời gian gần đây báo chí thông tin đã phản ánh hết thực tế chưa, thưa ông?
Số lượng các trường hợp chúng ta được nhìn trên truyền hình hay các phương tiện thông tin, báo chí chỉ là mỏm nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Thực tế hàng năm thông báo có hàng nghìn vụ trẻ em bị hiếp dâm, hàng nghìn vụ trẻ em bị bạo hành nhưng vẫn chưa lột tả hết thực trạng hiện nay.
- Số lượng các vụ bạo hành trẻ mầm non được thống kê hằng năm đều tăng. Vậy theo ông nguyên nhân do đâu?
Theo quan điểm của tôi, nguyên nhân cội rễ chính là sự đói nghèo. Hầu hết những trường hợp em bé bị bạo lực lạm dụng đều xảy ra ở các nhà trẻ mẫu giáo nằm ở các khu công nghiệp, chế xuất, khu nghèo. Đôi mắt đứa bé lo lắng, sợ hãi vẫn ám ảnh tôi, khiến tôi rơi nước mắt. Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Những ông bố bà mẹ không đủ khả năng tài chính để gửi con vào những chỗ mà mình cảm thấy có tiếng tăm, yên tâm. Biết như thế mà vẫn phải gửi vào vì giá phù hợp với đồng lương của người lao động.
Tôi đã đi đến khu chế xuất Đồng Nai, Tân Thuận, khu công nghiệp ở Bình Dương thấy rằng đôi vợ chồng từ Bắc di cư vào để lao động, chồng được 2,7 triệu đến 3 triệu, vợ được hơn 2 triệu mà có một đứa con nhỏ là cực kỳ khó khăn.
Cho nên, các phụ huynh dù biết nhưng vẫn “nhắm mắt đưa chân” gửi con vào các cơ sở không đảm bảo.
- Trên cương vị là một bác sĩ, xin ông cho biết ảnh hưởng của những hành động vô nhân tính mà hai bảo mẫu này đã đối xử với các em bé như thế nào?
Cái quan trọng và nguy hiểm nhất mà tôi nhận thấy trong vụ việc này đó chính là những tổn thương về tinh thần của các em nhỏ.
Bởi những vết sẹo trên da thịt có thể lành lại nhưng những hành động này có thể ám ảnh và gây tổn thương về tinh thần cho các em suốt cuộc đời. Thậm chí, hành vi này có thể khiến các em bị rối loạn về tinh thần.
Tôi được biết rất nhiều em bé sau này lớn lên vi phạm pháp luật, đánh đập, bạo lực, thậm chí nghiện hút, chém giết làm rối loạn xã hội chính vì bị hành hạ lúc còn nhỏ. Đó là những hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể đong đếm được.Lãnh đạo Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em rất phận nộ khi xem những hình ảnh bảo mẫu hành hạ trẻ
Theo tôi, khi xử phạt cần phải xử phạt người đứng đầu. Thủ tướng đã có chỉ thị nếu địa phương nào xảy ra vấn đề thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
|
Rõ ràng, đây là trách nhiệm của cả những người đứng đầu các địa phương.
- Nhiều địa phương, dù cơ quan quản lý chưa cấp phép nhưng những nhà trẻ tư thục vẫn hoạt động lén lút và xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài. Như vậy, liệu những người đứng đầu ở địa phương có phải chịu trách nhiệm?
Dù chưa cấp phép cho cơ sở này, nhưng để xảy ra việc dạy chui trong một thời gian dài mà chính quyền địa phương không nắm bắt được thì thật vô lý.
Như vậy, chúng ta cần lên án sự thờ ơ, vô cảm của cộng đồng dân cư xung quanh đó. Tại sao biết được nhóm trẻ này hoạt động chui, nghe những tiếng ồn, đánh đập kêu khóc của trẻ mà không lên án, báo cáo.
Thứ hai, cần lên án sự quan liêu của lãnh đạo tổ dân phố, chính quyền địa phương. Họ đều được ăn lương nhà nước thì tại sao hàng loạt nhà trẻ tư nhân không phép mọc lên địa bàn những người này quản lý mà không biết?
Những người lãnh đạo địa phương được nhà nước giao nhiệm vụ thì cần phải kiểm tra, giám sát.
Những hình ảnh khiến hàng vạn phụ huynh cũng cảm thấy đau đớn |
Cần xử lý thật nghiêm minh những bảo mẫu ác thú này để mang tính răn đe cho người khác, không được xử lý hời hợt kiểu “cứ có tiền là xong hết”.
Tôi nghĩ rằng, những con người như thế này phải xử lý hình sự. Nếu không phải cho họ đi cải tạo, làm thế nào để thay đổi được sự tàn ác, gột bỏ sự tàn ác trong những con người đeo kính, đội lốt giáo viên “vì đàn em thân yêu”, nhưng cuối cùng lại tra tấn các em như thế.
- Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em đã có hành động nào khi các sự việc như thế này xảy ra?
Trước khi xem clip tôi đã nắm được thông tin về vụ việc này, tôi đã đề nghị phòng Bảo vệ trẻ em liên lạc ngay điện thoại với Sở LĐ-TB-XH TP.HCM và sau đó làm công văn gửi vào Sở yêu cầu báo cáo cụ thể sự việc xảy ra để báo cáo Bộ trưởng.
Thứ hai, chúng tôi yêu cầu Sở LĐ-TB-XH TP.HCM vào cuộc ngay với các lực lượng chức năng, đặc biệt là công an. Nếu đúng người đúng tội cần truy tố nghiêm minh, tùy theo mức độ vi phạm.
- Nói như vậy, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM và ở các địa phương khác đều không có trách nhiệm khi những vụ bạo hành trẻ em xảy ra?
Quy trách nhiệm cho các Sở LĐ-TB-XH ở các địa phương là rất khó. Trong công tác chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB-XH các địa phương có chức năng tuyên truyền giáo dục người dân; xây dựng chính sách bảo vệ trẻ em; kiểm tra giám sát.
Trong đó, chức năng kiểm tra giám sát là có nhưng Sở LĐ-TB-XH cần phải kết hợp với các chuyên ngành khác như: Giáo dục; Y tế...mới có thể thực hiện được.
Trong những sự việc này, trước hết trách nhiệm thuộc về lãnh đạo các địa phương trong việc quản lý và phối hợp liên ngành.
Xin cảm ơn ông!
Hình thức xử lý kỷ luật các giáo viên nhà trẻ tư thục Phương Anh là gì?
|
Phạm Thịnh
Bình luận