• Zalo

'Ông trâu điên' húc chết chủ ở Đồ Sơn giá bao nhiêu?

Kinh tếThứ Hai, 03/07/2017 11:36:00 +07:00 Google News

Theo quan niệm dân gian, thịt trâu chọi trong lễ hội Đồ Sơn sẽ đem lại may mắn, tiền tài cho gia chủ, chính vì vậy, rất nhiều du khách sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để mua 1 kg thịt trâu.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thường diễn ra vào 9/8 (Âm lịch) hằng năm. Ngay sau khi lễ hội kết thúc, tất cả các "ông" trâu dù thắng hay thua đều được đem vào phòng mổ để xẻ thịt bán cho du khách thập phương.

Theo quan niệm dân gian, thịt trâu chọi trong lễ hội Đồ Sơn sẽ đem lại may mắn, tiền tài, lộc phát cho người mua. Vì vậy, 1 kg có giá bằng 2 chỉ vàng nhưng vẫn hút người đến mua. 

"Ông" trâu điên húc chết chủ có giá bao nhiêu tiền?

Trong mùa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017, khi trận chọi thứ 14 vòng loại đang diễn ra thì trâu số 18 đã nổi điên, tấn công chủ mình đến tử vong là một sự cố hi hữu chưa từng xảy ra. Được biết, chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng). Người đàn ông này có kinh nghiệm 10 năm trong việc huấn luyện trâu chọi.

trau-dien-hung-tung-chu-nhan-1-2212466 3

Theo gia đình ông Hướng, "ông" trâu chọi gây ra cái chết của chủ trâu được mua từ một tỉnh miền Tây Nam Bộ vào năm 2016, với giá khoảng 100 triệu đồng. (Ảnh: Minh Khang)

Bà Đỗ Thị Phương (42 tuổi, vợ ông Đinh Xuân Hướng) cho biết, "ông" trâu chọi gây ra cái chết của chủ trâu được mua từ một tỉnh miền Tây Nam Bộ vào năm 2016. Con trâu khoảng 5 tuổi, nặng hơn 4 tạ (khoảng 400 kg). Được biết, con trâu chọi được một người em ông Hướng mua với giá hơn 100 triệu đồng.

 "Con trâu này mua được đúng 1 năm thì cho đi chọi. Không ngờ lại xảy ra thảm kịch này", bà Phương nói.

Ông Hương (hàng xóm của nạn nhân Đinh Xuân Hướng) cho biết, để đem đi chọi trâu, người chăm sóc phải chăm sóc và trải qua một quá trình huấn luyện rất công phu.

Ví dụ, trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, mầu sắc rực rỡ trong hội. "Nhử" hoặc "ghé" trâu giữa hai bên cổng sắt để đánh thức khả năng tự vệ và tấn công của trâu.

Ngoài ra, trâu chọi không phải cày bừa như trâu nhà, có người cắt cỏ dâng tới tập luyện; thậm chí, có hẳn huấn luyện viên cho trâu tập luyện, cho xuống sông bơi. Thực đơn của trâu chọi không chỉ có cỏ mà còn thường xuyên cho ăn mía, sâm và các loại thuốc bổ.

Giá thịt trâu chọi là sau khi mổ là bao nhiêu?

Theo tìm hiểu của PV báo điện tửVTC News, mọi năm, giá thịt trâu vòng loại không dưới 1 triệu đồng/kg. Theo ông Hương (hàng xóm nhà ông Đinh Xuân Hướng), một chủ trâu tại Đồ Sơn, giá thịt trâu phụ thuộc vào thành tích của chúng khi tham gia lễ hội. "Giá thịt trâu thì vô vàn lắm, nếu thua vòng loại, giá khoảng 1 triệu đồng, đi sâu vào trong, giá thịt trâu sẽ đắt gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lân", ông Hương cho biết.

tele6

Trâu chọi húc chết chủ ở Đồ Sơn giá bao nhiêu? (Ảnh: Thể thao Văn hóa)

Vào mùa lễ hội Đồ Sơn năm 2016, giá thịt trâu vòng loại có giá 1 - 1,2 triệu đồng/kg, không phân biệt bộ phận nào. Đối với các "ông" trâu có giải thưởng phụ, hoặc lọt vào vòng 2 sẽ có giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg.

Nếu tính sơ sơ 1 "ông" trâu nặng 4 tạ thì mỗi chủ trâu thu về khoảng 500 - 600 triệu đồng. Theo tiết lộ của chủ trâu, với giá bán như trên, mỗi 1 con trâu cho lãi vài trăm triệu đồng.

Đối với những "ông" trâu đạt giải nhì, mỗi kg thịt trâu có giá 2 - 2,5 triệu đồng. Đặc biệt là trâu "vô địch" có giá lên tới cả trục triệu đồng, song, chưa chắc có tiền đã mua được.

Theo ông Hương, trâu vô địch sẽ được đem đi tế thần hoặc khao làng, một số phần thịt khác sẽ được chủ trâu bán với giá không dưới 5 triệu đồng/kg, thậm chí là 10 triệu đồng/kg: "Tuy nhiên, mua thịt trâu vô dịch khó lắm, trừ khi là người quen biết hoặc đã đặt từ trước".

Ngoài thịt, các bộ phận khác của những con trâu chọi đều rất có giá và đem lại lợi nhuận rất lớn cho chủ trâu. Đơn cử, dạ dày trâu giá 200.000 đồng, xách trâu lên đến 300.000 đồng mỗi kg, 50.000 đồng cho nửa lít tiết trâu. Đặc biệt là đầu trâu, giá trị của chúng lên tới 5 triệu đồng. 

Ông Hương giải thích: "Đầu trâu là phần có giá trị nhất của 1 'ông' trâu. Theo quan niệm xưa, thịt trâu chọi đem lại may mắn 1 thì đầu trâu đem lại may mắn gấp 10 lần. Chính vì vậy, ai cũng mong muốn mua được đầu trâu về nhà". Ông Hương nói thêm, đầu trâu sau khi "làm sạch" có thể biến chúng thành 1 vật trang trí trong nhà.

Video: Vì sao lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, trâu vô địch vẫn bị làm thịt?

Kể từ thời điểm lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục trở lại, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc mổ trâu lấy thịt đem bán là hành vi vô nhân đạo, dã man và không đúng đạo lý. Đặc biệt, trâu có thắng, thua hay vô địch cũng đều có chung số phận là bị giết thịt. 

Trong lễ hội chọi trâu, rất nhiều "ông" trâu chết trong lúc chọi. Tuy nhiên, rất nhiều trâu còn sống đều bị chủ trâu giết bằng cách giật điện, sau đó đem tới khu vực mổ thịt.

Anh Nguyễn Bảo Dũng, một du khách tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2015 cho biết: "Trong văn hóa Việt Nam quan niệm rằng trâu chính là 'bạn' của nhà nông, nó cũng có quyền được sống. Thế mà lỡ xẻ thịt các chú trâu chọi như vậy. Đây là hành động vô nhân đạo, tàn ác...".

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn