(VTC News) – Chưa đầy một năm, Công ty Traphaco liên tiếp gặp phải bê bối do có chiều hướng quảng cáo thái quá và nâng sản phẩm lên thành “thần dược”.
» 52.000 hộp thuốc Boganic bị 'tuýt còi': Lãnh đạo Traphaco nói gì?
» Công ty Traphaco bị phạt
» Traphaco 'phản pháo' lại Hiệp hội thực phẩm chức năng
Thu giữ 52.000 hộp thuốc Boganic vi phạm
Ngày 23/4, Đội quản lý thị trường số 14 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) đã tạm thu trên 52.000 hộp thuốc Boganic của Công ty Cổ phần Traphaco do có dấu hiệu vi phạm ghi dược liệu trên nhãn hàng khác với thực tế.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất ở ngõ 15 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, lãnh đạo Công ty xuất trình được giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh và các chứng từ liên quan.
Tuy vậy, lực lượng chức năng kiểm tra tại kho chứa thành phẩm đã phát hiện cùng sản phẩm Boganic có hai nhãn hàng ghi thành phần không giống nhau.
Một nhãn hàng có ghi cao Atiso, cao Biển súc, cao Bìm bìm và tá dược. Một nhãn hàng khác ghi các thành phần gần tương tự như trên nhưng thay cao Biển súc bằng Rau đắng đất.
Theo khai nhận của công ty, mặc dù thành phần thuốc ghi khác nhau nhưng thực tế sản phẩm này cùng một nhãn hàng. Khi thu mua nguyên liệu sản xuất, người dân gọi rau Đắng đất là rau Biển súc nên Công ty ghi theo cách gọi của người dân.
Tất cả thành phẩm sản xuất từ năm 2013 đều ghi thành phần có rau Biển súc nhưng từ ngày 2/1/2014, Công ty ghi lại thành phần là rau Đắng đất.
Tuy vậy, lực lượng quản lý thị trường phát hiện tại lô sản phẩm 320 sản xuất ngày 3/1/2014 vẫn ghi thành phần rau Biển súc. Lực lượng chức năng quyết định tạm thu 45.428 hộp Boganic (mỗi hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên) tại kho hàng trên.
Mở rộng kiểm tra quầy thuốc 207 Trung tâm phân phối dược và thiết bị y tế Hapu (đại lý của Công ty) tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ 6.734 hộp có dấu hiệu vi phạm tương tự.
Trả lời báo Vietnam+, ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 cho biết, theo Nghị định 185/CP, dấu hiệu vi phạm của nhãn hàng Boganic có yếu tố làm giả giữa dược liệu ghi trên nhãn khác với thực tế.
Còn Cục quản lý Dược khẳng định, Biển súc phân bố ở Việt Nam là không xác định.
Lực lượng chức năng đã tạm thu, niêm phong tại cơ sở toàn bộ số thành phẩm trên để xác minh, làm rõ.
Nộp phạt 25 triệu vì Antot-IQ nghi gây ngộ độc
Trước đó, tháng 9/2013, thực phẩm chức năng ANTOT-IQ của Công ty Cổ phần Traphaco đã bị ông Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VFA) – Chủ tịch hiệp Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam “tố” bán sản phẩm gây ngộ độc cho cháu trai mình.
Tại đơn tố cáo như nhiều phương tiện truyền thông đã đăng tải, thực phẩm chức năng ANTOT-IQ của Công ty Cổ phần Traphaco được quảng cáo như một “thần dược”, như có thể đảm bảo cho sự phát triển về thể lực và trí lực trong tương lai, cung cấp đủ 20 loại acid amin, cung cấp choline, một acid amin, giúp trẻ tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
ANTOT còn được quảng cáo chứa rất nhiều các khoáng chất như Ca, Cu, Fe, Mg, P, S, K và các Vitamin, nhất là các Vitamin nhóm B. Hỗ trợ phát triển toàn diện của não bộ, tăng khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ và phát triển trí tuệ; Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển chiều cao, nâng cao thể trạng của trẻ em trong thời kỳ phát triển; Tăng khả năng giải độc, nâng cao sức đề kháng.
Ông Đáng cho rằng những quảng cáo của Traphaco là sai so với công bố trong hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế như thế là thiếu trung thực. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội này Traphaco thiếu sự công bố về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu.
Theo đó,công dụng sản phẩm, nội dung giữa công bố trong Hồ sơ tại Cục ATTP và nhãn sản phẩm, tờ rơi trong hộp là không thống nhất. Sự khác nhau theo chiều hướng quảng cáo thái quá cho sản phẩm, nâng sản phẩm lên như một “thần dược”.
Về đối tượng sử dụng sản phẩm, trong hồ sơ công bố tại Cục ATTP thể hiện rõ là trẻ em thanh thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển chiều cao có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng; trẻ kém tập trung, chậm phát triển về trí tuệ; trẻ đang trong thời kỳ dưỡng bệnh; Người làm việc quá sức, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, người gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, sút cân, ăn kém, ngủ kém …
Nhưng nhãn của vỏ hộp và tờ rơi in trong hộp sản phẩm lại ghi có thêm đối tượng là trẻ em biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, trẻ kém tập trung, trẻ đang trong thời kỳ dưỡng bệnh và phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú.
Điều này nhằm mục đích đánh lừa người tiêu dùng, làm tăng phạm vi sử dụng sản phẩm cho các đối tượng đang rất phổ biến trong cuộc sống.
Trong quá trình kiểm tra, cục ATTP đã phát hiện Công ty cổ phần Traphaco ghi nhãn sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm có một số nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với hồ sơ công bố và có lỗi soạn thảo ghi thừa chữ acid đối với chất Cholin.
Với các vi phạm này, Cục ATTP đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty cổ phần Traphaco số tiền 25 triệu đồng.
» Dùng sản phẩm của Traphaco, trẻ ngộ độc nặng
» Hiệp hội Thực phẩm chức năng tố sản phẩm của Traphaco
PV(tổng hợp)
» 52.000 hộp thuốc Boganic bị 'tuýt còi': Lãnh đạo Traphaco nói gì?
» Công ty Traphaco bị phạt
» Traphaco 'phản pháo' lại Hiệp hội thực phẩm chức năng
Thu giữ 52.000 hộp thuốc Boganic vi phạm
Ngày 23/4, Đội quản lý thị trường số 14 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) đã tạm thu trên 52.000 hộp thuốc Boganic của Công ty Cổ phần Traphaco do có dấu hiệu vi phạm ghi dược liệu trên nhãn hàng khác với thực tế.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất ở ngõ 15 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, lãnh đạo Công ty xuất trình được giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh và các chứng từ liên quan.
Tuy vậy, lực lượng chức năng kiểm tra tại kho chứa thành phẩm đã phát hiện cùng sản phẩm Boganic có hai nhãn hàng ghi thành phần không giống nhau.
Nhiều NTD sử dụng Boganic hoang mang trước thông tin sản phẩm này bị cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bình Minh/Người tiêu dùng |
Theo khai nhận của công ty, mặc dù thành phần thuốc ghi khác nhau nhưng thực tế sản phẩm này cùng một nhãn hàng. Khi thu mua nguyên liệu sản xuất, người dân gọi rau Đắng đất là rau Biển súc nên Công ty ghi theo cách gọi của người dân.
Tất cả thành phẩm sản xuất từ năm 2013 đều ghi thành phần có rau Biển súc nhưng từ ngày 2/1/2014, Công ty ghi lại thành phần là rau Đắng đất.
Tuy vậy, lực lượng quản lý thị trường phát hiện tại lô sản phẩm 320 sản xuất ngày 3/1/2014 vẫn ghi thành phần rau Biển súc. Lực lượng chức năng quyết định tạm thu 45.428 hộp Boganic (mỗi hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên) tại kho hàng trên.
Mở rộng kiểm tra quầy thuốc 207 Trung tâm phân phối dược và thiết bị y tế Hapu (đại lý của Công ty) tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ 6.734 hộp có dấu hiệu vi phạm tương tự.
Trả lời báo Vietnam+, ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 cho biết, theo Nghị định 185/CP, dấu hiệu vi phạm của nhãn hàng Boganic có yếu tố làm giả giữa dược liệu ghi trên nhãn khác với thực tế.
Còn Cục quản lý Dược khẳng định, Biển súc phân bố ở Việt Nam là không xác định.
Lực lượng chức năng đã tạm thu, niêm phong tại cơ sở toàn bộ số thành phẩm trên để xác minh, làm rõ.
Nộp phạt 25 triệu vì Antot-IQ nghi gây ngộ độc
Trước đó, tháng 9/2013, thực phẩm chức năng ANTOT-IQ của Công ty Cổ phần Traphaco đã bị ông Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VFA) – Chủ tịch hiệp Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam “tố” bán sản phẩm gây ngộ độc cho cháu trai mình.
Tại đơn tố cáo như nhiều phương tiện truyền thông đã đăng tải, thực phẩm chức năng ANTOT-IQ của Công ty Cổ phần Traphaco được quảng cáo như một “thần dược”, như có thể đảm bảo cho sự phát triển về thể lực và trí lực trong tương lai, cung cấp đủ 20 loại acid amin, cung cấp choline, một acid amin, giúp trẻ tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
Sản phẩm ANTOT-IQ của Traphaco từng bị xử phạt |
Ông Đáng cho rằng những quảng cáo của Traphaco là sai so với công bố trong hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế như thế là thiếu trung thực. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội này Traphaco thiếu sự công bố về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu.
Theo đó,công dụng sản phẩm, nội dung giữa công bố trong Hồ sơ tại Cục ATTP và nhãn sản phẩm, tờ rơi trong hộp là không thống nhất. Sự khác nhau theo chiều hướng quảng cáo thái quá cho sản phẩm, nâng sản phẩm lên như một “thần dược”.
Về đối tượng sử dụng sản phẩm, trong hồ sơ công bố tại Cục ATTP thể hiện rõ là trẻ em thanh thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển chiều cao có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng; trẻ kém tập trung, chậm phát triển về trí tuệ; trẻ đang trong thời kỳ dưỡng bệnh; Người làm việc quá sức, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, người gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, sút cân, ăn kém, ngủ kém …
Nhưng nhãn của vỏ hộp và tờ rơi in trong hộp sản phẩm lại ghi có thêm đối tượng là trẻ em biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, trẻ kém tập trung, trẻ đang trong thời kỳ dưỡng bệnh và phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú.
Điều này nhằm mục đích đánh lừa người tiêu dùng, làm tăng phạm vi sử dụng sản phẩm cho các đối tượng đang rất phổ biến trong cuộc sống.
Trong quá trình kiểm tra, cục ATTP đã phát hiện Công ty cổ phần Traphaco ghi nhãn sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm có một số nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với hồ sơ công bố và có lỗi soạn thảo ghi thừa chữ acid đối với chất Cholin.
Với các vi phạm này, Cục ATTP đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty cổ phần Traphaco số tiền 25 triệu đồng.
» Dùng sản phẩm của Traphaco, trẻ ngộ độc nặng
» Hiệp hội Thực phẩm chức năng tố sản phẩm của Traphaco
PV(tổng hợp)
Bình luận