(VTC News) - VNPT chính thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty VMS và Học viện CNBCVT về Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sáng 10/07, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Lễ ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty Thông tin di động (VMS-MobiFone) và Học viện CNTBCVT từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông, theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định số 877/QĐ-BTTTT và 878/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Theo đó, VNPT sẽ bàn giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, nhân sự của Công ty VMS và Học viện về Bộ TT&TT quản lý. Tài sản, công nợ, nguồn vốn của 2 đơn vị sẽ VNPT được bàn giao trên cơ sở Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu chính thức được bàn giao sau khi kiểm toán theo quy định.
Ngay sau khi Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VNPT đã thực hiện Tái cơ cấu theo lộ trình. Việc VMS – Mobifone và Học viện chính thức được chuyển giao hôm nay chính là một trong các bước đi đầu tiên trong lộ trình đó.
Trong những năm qua, trong mô hình và sự quản lý của VNPT và sự nỗ lực của chính mình, Công ty VMS-MobiFone và Học viện CNBCVT không chỉ là hai đơn vị có nhiều đóng góp vào kết quả hoạt động SXKD, phát triển nguồn nhân lực của VNPT mà còn trở thành những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực viễn thông và đào tạo tại Việt Nam.
Vì vậy, với việc 2 đơn vị này tách ra, trong giai đoạn đầu VNPT sẽ không tránh khỏi một số khó khăn. Tái cơ cấu đặt ra cho cả VNPT và những đơn vị sẽ tách ra khỏi VNPT trong đó có Công ty VMS-MobiFone và Học viện CNBCVT những thách thức nhưng cũng sẽ mở ra những cơ hội mới.
Đối với Học viện CNBCVT và Công ty VMS - Mobifone, việc tách ra khỏi VNPT là cơ hội để hai đơn vị này tiếp tục phát triển lên một tầm mới. Với thế mạnh sẵn có, Học viện sẽ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh phát triển trong giai đoạn mới để tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo nghiên cứu chủ lực của Ngành TT&TT.
Công ty VMS- MobiFone cũng sẽ chủ động phát triển, trở thành một trong những doanh nghiệp trụ cột trong lĩnh vực VT và CNTT của Việt Nam.
Dù VMS-MobiFone và Học viện ra “ở riêng” và sẽ trở thành đối tác của VNPT trong thời gian tới, nhưng với VNPT dù ở vị trí quan hệ nào thì giữa VNPT và VMS-MobiFone vẫn luôn có một sự gắn kết được xây dựng trên nền tảng truyền thống của Ngành Bưu điện, truyền thống của Mái nhà chung VNPT đã được vun đắp, xây dựng trong suốt những năm qua.
Phát biểu tại Lễ bàn giao Công ty VMS – MobiFone và Học viện CNBCVT, Chủ tịch HĐTV VNPT Phạm Long Trận đã khẳng định, dù không còn là đơn vị thành viên của VNPT nhưng VNPT vẫn sẽ luôn dành những tình cảm sâu sắc, những hỗ trợ cần thiết từ phía Tập đoàn đối với Công ty VMS – MobiFone và Học viện CNBCVT vì sự nghiệp phát triển VT-CNTT của đất nước và sự phát triển của chính VNPT cũng như của chính các đơn vị.
Bảo Bình
Sáng 10/07, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Lễ ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty Thông tin di động (VMS-MobiFone) và Học viện CNTBCVT từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông, theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định số 877/QĐ-BTTTT và 878/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
VNPT chính thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty VMS và Học viện CNBCVT về Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Theo đó, VNPT sẽ bàn giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, nhân sự của Công ty VMS và Học viện về Bộ TT&TT quản lý. Tài sản, công nợ, nguồn vốn của 2 đơn vị sẽ VNPT được bàn giao trên cơ sở Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu chính thức được bàn giao sau khi kiểm toán theo quy định.
Ngay sau khi Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VNPT đã thực hiện Tái cơ cấu theo lộ trình. Việc VMS – Mobifone và Học viện chính thức được chuyển giao hôm nay chính là một trong các bước đi đầu tiên trong lộ trình đó.
Trong những năm qua, trong mô hình và sự quản lý của VNPT và sự nỗ lực của chính mình, Công ty VMS-MobiFone và Học viện CNBCVT không chỉ là hai đơn vị có nhiều đóng góp vào kết quả hoạt động SXKD, phát triển nguồn nhân lực của VNPT mà còn trở thành những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực viễn thông và đào tạo tại Việt Nam.
Vì vậy, với việc 2 đơn vị này tách ra, trong giai đoạn đầu VNPT sẽ không tránh khỏi một số khó khăn. Tái cơ cấu đặt ra cho cả VNPT và những đơn vị sẽ tách ra khỏi VNPT trong đó có Công ty VMS-MobiFone và Học viện CNBCVT những thách thức nhưng cũng sẽ mở ra những cơ hội mới.
Đối với Học viện CNBCVT và Công ty VMS - Mobifone, việc tách ra khỏi VNPT là cơ hội để hai đơn vị này tiếp tục phát triển lên một tầm mới. Với thế mạnh sẵn có, Học viện sẽ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh phát triển trong giai đoạn mới để tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo nghiên cứu chủ lực của Ngành TT&TT.
Công ty VMS- MobiFone cũng sẽ chủ động phát triển, trở thành một trong những doanh nghiệp trụ cột trong lĩnh vực VT và CNTT của Việt Nam.
Dù VMS-MobiFone và Học viện ra “ở riêng” và sẽ trở thành đối tác của VNPT trong thời gian tới, nhưng với VNPT dù ở vị trí quan hệ nào thì giữa VNPT và VMS-MobiFone vẫn luôn có một sự gắn kết được xây dựng trên nền tảng truyền thống của Ngành Bưu điện, truyền thống của Mái nhà chung VNPT đã được vun đắp, xây dựng trong suốt những năm qua.
Phát biểu tại Lễ bàn giao Công ty VMS – MobiFone và Học viện CNBCVT, Chủ tịch HĐTV VNPT Phạm Long Trận đã khẳng định, dù không còn là đơn vị thành viên của VNPT nhưng VNPT vẫn sẽ luôn dành những tình cảm sâu sắc, những hỗ trợ cần thiết từ phía Tập đoàn đối với Công ty VMS – MobiFone và Học viện CNBCVT vì sự nghiệp phát triển VT-CNTT của đất nước và sự phát triển của chính VNPT cũng như của chính các đơn vị.
Bảo Bình
Bình luận