(VTC News) – Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể cấm được chuyện cấp dưới biếu xén quà Tết cho cấp trên như quy định của Chỉ thị số 21 mới ban hành.
Ông Bình nhận định: “Tại Việt Nam, văn hóa biếu xén đã trở thành gánh nặng cho cấp dưới, cho các doanh nghiệp biếu các nhà quản lý, chỗ này biếu chỗ kia…Đúng là cũng cần phải tẩy rửa, ngăn chặn, nhưng tôi nghĩ không thể bằng mấy cái quyết định mà đó phải là cả một cuộc vận động xã hội”.
Theo ông Bình, quyết định đó phải đi kèm với hệ thống pháp luật đủ mạnh, phải đưa nó thành các điều khoản để có thể kiểm soát được. Còn trên thực tế, chuyện biếu xén quà tết, chúng ta chưa kiểm soát được.
Chuyện tri ân của những người cộng tác với nhau, cấp dưới tri ân cấp trên với mệnh giá chấp nhận được, tương thích với trình độ kinh tế, năng lực kiếm tiền của mỗi người thì đúng là mỹ tục. Mà đã là mỹ tục thì không cấm được.
Tại Mỹ, người ta quy định quà trị giá từ 50 USD trở lên thì sẽ không được xem là quà biếu thông thường. Còn tại Việt Nam, hiện tại, chúng ta không quy định mức mệnh giá như thế mà lại cấm người ta biếu nhau.
“Theo tôi, cấm biếu ở cơ quan thì người ta sẽ mang tới tận nhà, mà cấm biếu tại nhà có khi họ biếu giữa đường, còn cấm biếu trực tiếp có khi họ gửi thẳng vào thẻ ATM…Quan trọng là nhận thức của cả xã hội chứ chúng ta không cấm được chuyện biếu xén dịp Tết.
Vì sao người phương Tây người ta có thể tặng bó hoa cho nhau thôi mà không cảm thấy áy áy, còn tại Việt Nam nếu chỉ đưa bó hoa mà không kèm theo phong bì thì sẽ cảm thấy có lỗi với cấp trên?
Điều này phụ thuộc vào cách nghĩ, thói quen đã ăn sâu vào tư tưởng của người ta hàng ngày từ cán bộ, công chức tới nhân viên tại các doanh nghiệp trên cả nước.
Trên thực tế, chỉ những người không tự tin vào năng lực bản thân, những người nghĩ là bằng con đường bình thường không thể thăng tiến được thì mới phải chất cả đống của cải, tiền bạc vào để nịnh bợ, biếu xén. Những người tự tin vào năng lực bản thân người ta đâu cần phải làm thế”, ông Bình phân tích.
Đồng quan điểm với ông Bình, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội - nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói: “Tôi nghĩ nó không được hợp lý lắm vì ở Việt Nam người ta có tục lệ như thế. Nhưng mà đừng nên biến tục lệ đó thành tham nhũng, “chạy chọt” là được…Theo tôi phải ngăn chặn kiểu khác chứ không cấm như thế được”.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiệu – Trưởng khoa Văn hóa học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) từng nêu quan điểm: “Chỉ thị này rất đúng và chắc chắn mọi người sẽ ủng hộ trên tinh thần. Nhưng điều quan trọng là quản lý việc đó ra sao và thật khó để ứng xử như vậy trong đời sống thực.
Trong đời sống của chúng ta, nhiều khi không dễ phân biệt chuyện tặng quà liệu có chỉ đơn thuần là vì tình cảm hay không?
Theo truyền thống của người Việt, chuyện tặng quà cũng là một trong những cách để thể hiện tình cảm. Do vậy, Nhà nước chủ trương “cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên” là đúng về mặt chủ trương.
Trong xã hội, mọi thứ chúng ta phải quản lý bằng luật pháp. Nếu như một ai đó tặng quà cấp trên theo kiểu “điếu đóm” hoặc vi phạm luật thì phải bị xử lý.
Tuy nhiên, sẽ rất khó để quản lý những biểu hiện tặng quà như vậy trong đời sống hàng ngày bởi tình cảm thì không thể đưa vào pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đã được ban hành, nhưng Chỉ thị "cấm biếu quà" vẫn gặp phải những phản ứng trái chiều và việc quản lý chuyện cấp dưới biếu xén quà Tết cấp trên ra sao có lẽ vẫn là câu hỏi lớn đối với các nhà làm chính sách.
Minh Quân
Liên quan tới Chỉ thị số 21 do Ủy viên bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký ban hành về các vấn đề văn hóa trong dịp tết Quý Tỵ 2013, trong đó đề cập nhiều đến việc "nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên", phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).
Ông Bình nhận định: “Tại Việt Nam, văn hóa biếu xén đã trở thành gánh nặng cho cấp dưới, cho các doanh nghiệp biếu các nhà quản lý, chỗ này biếu chỗ kia…Đúng là cũng cần phải tẩy rửa, ngăn chặn, nhưng tôi nghĩ không thể bằng mấy cái quyết định mà đó phải là cả một cuộc vận động xã hội”.
Theo ông Bình, quyết định đó phải đi kèm với hệ thống pháp luật đủ mạnh, phải đưa nó thành các điều khoản để có thể kiểm soát được. Còn trên thực tế, chuyện biếu xén quà tết, chúng ta chưa kiểm soát được.
Chuyện tri ân của những người cộng tác với nhau, cấp dưới tri ân cấp trên với mệnh giá chấp nhận được, tương thích với trình độ kinh tế, năng lực kiếm tiền của mỗi người thì đúng là mỹ tục. Mà đã là mỹ tục thì không cấm được.
Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên |
Tại Mỹ, người ta quy định quà trị giá từ 50 USD trở lên thì sẽ không được xem là quà biếu thông thường. Còn tại Việt Nam, hiện tại, chúng ta không quy định mức mệnh giá như thế mà lại cấm người ta biếu nhau.
“Theo tôi, cấm biếu ở cơ quan thì người ta sẽ mang tới tận nhà, mà cấm biếu tại nhà có khi họ biếu giữa đường, còn cấm biếu trực tiếp có khi họ gửi thẳng vào thẻ ATM…Quan trọng là nhận thức của cả xã hội chứ chúng ta không cấm được chuyện biếu xén dịp Tết.
Vì sao người phương Tây người ta có thể tặng bó hoa cho nhau thôi mà không cảm thấy áy áy, còn tại Việt Nam nếu chỉ đưa bó hoa mà không kèm theo phong bì thì sẽ cảm thấy có lỗi với cấp trên?
Điều này phụ thuộc vào cách nghĩ, thói quen đã ăn sâu vào tư tưởng của người ta hàng ngày từ cán bộ, công chức tới nhân viên tại các doanh nghiệp trên cả nước.
Trên thực tế, chỉ những người không tự tin vào năng lực bản thân, những người nghĩ là bằng con đường bình thường không thể thăng tiến được thì mới phải chất cả đống của cải, tiền bạc vào để nịnh bợ, biếu xén. Những người tự tin vào năng lực bản thân người ta đâu cần phải làm thế”, ông Bình phân tích.
|
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiệu – Trưởng khoa Văn hóa học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) từng nêu quan điểm: “Chỉ thị này rất đúng và chắc chắn mọi người sẽ ủng hộ trên tinh thần. Nhưng điều quan trọng là quản lý việc đó ra sao và thật khó để ứng xử như vậy trong đời sống thực.
Trong đời sống của chúng ta, nhiều khi không dễ phân biệt chuyện tặng quà liệu có chỉ đơn thuần là vì tình cảm hay không?
Theo truyền thống của người Việt, chuyện tặng quà cũng là một trong những cách để thể hiện tình cảm. Do vậy, Nhà nước chủ trương “cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên” là đúng về mặt chủ trương.
Trong xã hội, mọi thứ chúng ta phải quản lý bằng luật pháp. Nếu như một ai đó tặng quà cấp trên theo kiểu “điếu đóm” hoặc vi phạm luật thì phải bị xử lý.
Tuy nhiên, sẽ rất khó để quản lý những biểu hiện tặng quà như vậy trong đời sống hàng ngày bởi tình cảm thì không thể đưa vào pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đã được ban hành, nhưng Chỉ thị "cấm biếu quà" vẫn gặp phải những phản ứng trái chiều và việc quản lý chuyện cấp dưới biếu xén quà Tết cấp trên ra sao có lẽ vẫn là câu hỏi lớn đối với các nhà làm chính sách.
Minh Quân
Bình luận