(VTC News) - Lãnh đạo UBND xã Đường Lâm chia sẻ, họ đang gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu thực sự của mảnh đất tranh chấp ở chùa Mía.
Bị một số người dân thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội tố lấn chiếm đất của chùa Mía, ông Quách Xuân Phương (người bị tố lấn đất) khẳng định mảnh đất trên thuộc quyền sử dụng của gia đình ông.
Theo lời ông Phương, tháng 9/1963, bố vợ ông Phương là Kiều Văn Yến (tức cụ Gầy) mua mảnh đất này của ông Chu Quang Cẩn (thời điểm này ông Cẩn đang cư trú tại địa phương thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm).
“Việc chuyển nhượng này có giấy biên nhận viết tay của ông Chu Quang Cẩn. Tuy nhiên việc chuyển nhượng từ năm 1963 nên giấy tờ bị thất lạc” – ông Phương cho hay.
Để chứng minh quyền sử dụng mảnh đất của mình, ông Phương cũng đã cung cấp cho UBND xã một giấy biên nhận viết tay với ông Chu Quang Cẩn. Tờ biên nhận này được lập năm 2005 ghi lại lời ông Cẩn rằng thửa đất đang tranh chấp “được khai hoang mảnh đất từ năm 1955 – 1956 và chuyển nhượng cho ông Kiều Văn Yến năm 1963 sử dụng vĩnh viễn”.
Cũng theo lời ông Phương, năm 2005 ban lãnh đạo thôn Đông Sàng có ý định thu hồi mảnh đất trên làm nơi chứa rác, ông Phương đã làm đơn gửi UBND xã phản ánh nhân dân trong khu dân cư không nhất trí làm bãi rác trên mảnh đất trên.
"Đã có 26 hộ gia đình ký đề nghị UBND không thu hồi mảnh đất mà tôi đang sử dụng làm bãi rác. Đây là chứng cứ thừa nhận gia đình tôi đã sử dụng thửa đất từ lâu mà không có tranh chấp” - ông Phương nói.
Ngày 15/4, trao đổi với phóng viên VTC News ông Phan Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) cho biết, hiện hai bên đã trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất tranh chấp lên UBND xã nhằm xác định nguồn gốc đất và quyền sở hữu của mình đối với thửa đất đó nhưng “chưa bên nào đưa ra được chứng cứ rõ ràng về quyền sử dụng đất tại đây mà chủ yếu là giấy viết tay, truyền miệng và một số chứng từ khác."
Ông Hòa cho biết thêm, khi có tranh chấp xảy ra, ngày 15/10/2013 UBND xã Đường Lâm có cử ông và bà Hà Thị Hương Giang đến gặp ông Chu Quang Cẩn để xác nhận nguồn gốc mảnh đất số 211.
Tại biên bản xác nhận ông Cẩn nêu, trước đây thửa đất này là sạnh của làng, là khu đổ rác phế thải và rất nhiều mảnh thủy tinh, gia đình ông đã bỏ nhiều công sức khai hoang sau đó trồng sắn tăng gia sản xuất nuôi các cháu. Năm 1963, ông và gia đình xây dựng kinh tế mới tại thôn Hà Tân, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì nên đã nhượng lại mảnh đất khai hoang trên cho ông Kiều Văn Yến là bố vợ của ông Quách Xuân Phương.
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với phóng viên, ông Phan Văn Hòa cũng cung cấp cho phóng viên sổ mục mảnh bản đồ số 7 năm 2003 có ghi rõ thửa đất 211, tại thôn Đông Sàng, diện tích 519m2, loại đất vườn với tên chủ sử dụng là UBND xã (Chùa).
Khi được hỏi vì sao lại có tên chủ sở hữu như vậy, ông Hòa cho biết có thể là do sai sót của người dẫn đạc lúc đó và vị chủ tịch xã ký lúc đó là do không để ý (!?)
Về việc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) xác nhận tại kho lưu trữ của Trung tâm này có tìm thấy tờ bản đồ số 07 (343 546 – 9 – a) xã Đường Lâm, lập năm 2003, trên đó có thể hiện thửa đất khuôn viên chùa Mía, ông Hòa cho biết đến nay ông vẫn chưa nhận được văn bản này của Sở TN&MT Hà Nội do người dân cung cấp.
Ông Hòa cũng xác nhận, các văn bản ông Phương cung cấp cho xã không có biên bản mua bán, chuyển nhượng giữa cụ Kiều Văn Yến và ông Chu Quang Cẩn từ năm 1963.
“Tôi làm lãnh đạo xã từ năm 2010 nên cũng không biết việc gia đình nhà ông Phương xây dựng tường bao có được phép hay không được phép của UBND xã. Việc này phải tìm hiểu từ những người lãnh đạo trước của xã.” – ông Hòa nói.
Vị lãnh đạo UBND xã Đường Lâm chia sẻ rằng họ đang gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sở hữu thực sự của mảnh đất tranh chấp.
“Hiện chúng tôi đang thu thập hồ sơ, xác minh và ghi lại những ý kiến xung quanh để báo cáo lên cấp trên, nơi có thẩm quyền giải quyết. Quan điểm xử lý vụ việc của UBND xã là tiếp tục hòa giải giữa các bên, đồng thời thu thập chứng cứ từ các bên liên quan để báo cáo cấp trên giải quyết” – ông Hòa khẳng định.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Nguyễn Dũng – Nam Minh
Theo lời ông Phương, tháng 9/1963, bố vợ ông Phương là Kiều Văn Yến (tức cụ Gầy) mua mảnh đất này của ông Chu Quang Cẩn (thời điểm này ông Cẩn đang cư trú tại địa phương thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm).
Trên thửa đất tranh chấp có nhiều cây ăn quả lâu năm. |
“Việc chuyển nhượng này có giấy biên nhận viết tay của ông Chu Quang Cẩn. Tuy nhiên việc chuyển nhượng từ năm 1963 nên giấy tờ bị thất lạc” – ông Phương cho hay.
Để chứng minh quyền sử dụng mảnh đất của mình, ông Phương cũng đã cung cấp cho UBND xã một giấy biên nhận viết tay với ông Chu Quang Cẩn. Tờ biên nhận này được lập năm 2005 ghi lại lời ông Cẩn rằng thửa đất đang tranh chấp “được khai hoang mảnh đất từ năm 1955 – 1956 và chuyển nhượng cho ông Kiều Văn Yến năm 1963 sử dụng vĩnh viễn”.
Cũng theo lời ông Phương, năm 2005 ban lãnh đạo thôn Đông Sàng có ý định thu hồi mảnh đất trên làm nơi chứa rác, ông Phương đã làm đơn gửi UBND xã phản ánh nhân dân trong khu dân cư không nhất trí làm bãi rác trên mảnh đất trên.
"Đã có 26 hộ gia đình ký đề nghị UBND không thu hồi mảnh đất mà tôi đang sử dụng làm bãi rác. Đây là chứng cứ thừa nhận gia đình tôi đã sử dụng thửa đất từ lâu mà không có tranh chấp” - ông Phương nói.
Tấm bản đồ thôn Đông Sàng do UBND xã cung cấp thể hiện mảnh đất đang tranh chấp chia làm 2 thửa riêng biệt. |
Ngày 15/4, trao đổi với phóng viên VTC News ông Phan Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) cho biết, hiện hai bên đã trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất tranh chấp lên UBND xã nhằm xác định nguồn gốc đất và quyền sở hữu của mình đối với thửa đất đó nhưng “chưa bên nào đưa ra được chứng cứ rõ ràng về quyền sử dụng đất tại đây mà chủ yếu là giấy viết tay, truyền miệng và một số chứng từ khác."
Ông Hòa cho biết thêm, khi có tranh chấp xảy ra, ngày 15/10/2013 UBND xã Đường Lâm có cử ông và bà Hà Thị Hương Giang đến gặp ông Chu Quang Cẩn để xác nhận nguồn gốc mảnh đất số 211.
Tại biên bản xác nhận ông Cẩn nêu, trước đây thửa đất này là sạnh của làng, là khu đổ rác phế thải và rất nhiều mảnh thủy tinh, gia đình ông đã bỏ nhiều công sức khai hoang sau đó trồng sắn tăng gia sản xuất nuôi các cháu. Năm 1963, ông và gia đình xây dựng kinh tế mới tại thôn Hà Tân, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì nên đã nhượng lại mảnh đất khai hoang trên cho ông Kiều Văn Yến là bố vợ của ông Quách Xuân Phương.
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với phóng viên, ông Phan Văn Hòa cũng cung cấp cho phóng viên sổ mục mảnh bản đồ số 7 năm 2003 có ghi rõ thửa đất 211, tại thôn Đông Sàng, diện tích 519m2, loại đất vườn với tên chủ sử dụng là UBND xã (Chùa).
Mảnh đất ông Phương cho là của mình, trên sổ mục ở xã lại ghi chủ sở hữu là UBND xã (Chùa). |
Khi được hỏi vì sao lại có tên chủ sở hữu như vậy, ông Hòa cho biết có thể là do sai sót của người dẫn đạc lúc đó và vị chủ tịch xã ký lúc đó là do không để ý (!?)
Về việc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) xác nhận tại kho lưu trữ của Trung tâm này có tìm thấy tờ bản đồ số 07 (343 546 – 9 – a) xã Đường Lâm, lập năm 2003, trên đó có thể hiện thửa đất khuôn viên chùa Mía, ông Hòa cho biết đến nay ông vẫn chưa nhận được văn bản này của Sở TN&MT Hà Nội do người dân cung cấp.
Ông Hòa cũng xác nhận, các văn bản ông Phương cung cấp cho xã không có biên bản mua bán, chuyển nhượng giữa cụ Kiều Văn Yến và ông Chu Quang Cẩn từ năm 1963.
Văn bản phúc đáp của Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) gửi sư thầy Thích Đàm Thanh xác nhận mảnh đất đang tranh chấp thuộc khuôn viên chùa Mía. |
“Tôi làm lãnh đạo xã từ năm 2010 nên cũng không biết việc gia đình nhà ông Phương xây dựng tường bao có được phép hay không được phép của UBND xã. Việc này phải tìm hiểu từ những người lãnh đạo trước của xã.” – ông Hòa nói.
Vị lãnh đạo UBND xã Đường Lâm chia sẻ rằng họ đang gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sở hữu thực sự của mảnh đất tranh chấp.
“Hiện chúng tôi đang thu thập hồ sơ, xác minh và ghi lại những ý kiến xung quanh để báo cáo lên cấp trên, nơi có thẩm quyền giải quyết. Quan điểm xử lý vụ việc của UBND xã là tiếp tục hòa giải giữa các bên, đồng thời thu thập chứng cứ từ các bên liên quan để báo cáo cấp trên giải quyết” – ông Hòa khẳng định.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Nguyễn Dũng – Nam Minh
Bình luận