(VTC News) - Sau khi báo cáo điều tra được công bố, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói nước này sẽ tiếp tục tìm cách đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này ra trước công lý.
CNN dẫn nguồn tin từ Ủy ban điều tra sự thật về MH17, nói chiếc Boeing 777 đang trên đường từ Amsterdam đến Malaysia đã bị bắn hạ vào ngày 17/7/2014 trên vùng lãnh thổ Ukraine do dân quân thân Nga kiểm soát. Tất cả 298 người có mặt trên máy bay khi đó đều thiệt mạng.
Ủy ban điều tra Hà Lan - DSB là cơ quan dẫn đầu vụ điều tra đi tìm sự thật về tai nạn MH17, theo yêu cầu của phía Ukraine trong khi chính phủ nước này vẫn đang loay hoay trong cuộc xung đột với lực lượng dân quân ly khai ở Donetsk và Luhansk.
Trong báo cáo đưa ra ngày 13/10, DSB nói MH17 bị hạ sau khi một đầu đạn tên lửa phát nổ ngay gần buồng lái.
Không lời cảnh báo
Ukraine cho biết, từ cuối tháng 4 đến ngày 17/7/2014, có ít nhất 16 trực thăng và máy bay của lực lượng vũ trang nước này bị bắn hạ.
DSB nói: "Trong khoảng thời gian cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine bắt đầu lan sang không chiến, không có một lời cảnh báo cho các hãng hàng không dân dụng nào được đưa ra từ phía chính quyền Ukraine cũng như các tổ chức quốc tế khi bay qua vùng trời này".
Cơ quan điều tra cho biết, các hệ thống vũ khí được chính quyền Ukraine nhắc đến trong bảng kê thiệt hại trên có thể gây nguy hiểm cho máy bay dân dụng vì nằm trong độ cao tấn công.
Tuy nhiên, thời điểm đó không có một biện pháp an toàn nào cho máy bay dân dụng được sử dụng trước các hệ thống vũ khí này.
Sau khi nghe báo cáo của DSB, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói: "Trong số 160 chuyến bay chung tuyến với MH17 ngày hôm đó, không một máy bay nào nhận được cảnh báo về các mối đe dọa từ mặt đất".
Thủ phạm
Sau quá trình điều tra, phục dựng, mô phỏng tại căn cứ không quân Gilze-Rijen, người đứng đầu DSB Tjibbe Joustra nói đầu đạn bắn rơi chiếc máy bay thuộc hệ thống phòng không BUK, loại vũ khí được chế tạo theo công nghệ của Nga.
Video Nga thử nghiệm tên lửa BUK với buồng lái tương tự Boeing 777
Tuy nhiên, Joustra nói các quan chức Nga có tham gia quá trình điều tra lại nói không thể xác nhận được đầu đạn và chủng loại của hệ thống bắn hạ máy bay.
Joustra nói: "Tất cả các đại biểu đến từ những quốc gia tham gia cuộc điều tra đều xác nhận rằng MH17 gặp nạn vì đầu đạn nổ gần buồng lái".
Tuy nhiên, không phải tất cả đều thông qua kết luận đầu đạn gây ra vụ tai nạn là 9N314M. Đại diện đến từ Nga nói không thể xác định cụ thể được chủng loại của đầu đạn và hệ thống tên lửa bắn hạ MH17.
Trong báo cáo của mình, DSB nói Nga chỉ kết luận MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa có thể được bắn đi từ mặt đất hoặc từ máy bay chiến đấu.
Trong khi đó, TASS dẫn lời người đứng đầu nhà máy sản xuất hệ thống tên lửa BUK của Nga tỏ ra nghi ngờ báo cáo của DSB khi kết luận loại tên lửa này đã bắn hạ MH17. CEO của nhà máy này còn cho rằng có thể thủ phạm vụ tai nạn là một hệ thống tên lửa cũ chỉ được sử dụng bởi quân đội Ukraine.
Sau khi báo cáo điều tra được công bố, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói nước này sẽ tiếp tục tìm cách đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này ra trước công lý.
Chuyến bay MH17 chở 283 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn. Hơn 190 người trong số này là công dân Hà Lan. Malaysia là nước có số nạn nhân nhiều thứ nhì trong thảm họa.
Cũng trong ngày DSB công bố kết quả điều tra, tập đoàn vũ khí Nga Almaz-Antey công bố kết quả nổ thử tên lửa Buk bên một máy bay cùng loại MH17.
Cuộc thử nghiệm này được cho là để chứng minh tên lửa của Almaz-Antey không phải là nguyên nhân gây ra thảm họa. Tên lửa được sử dụng là 9M38 thuộc hệ thống Buk-M1.
Theo các chuyên gia Nga, tên lửa phòng không bắn rơi Boeing trên bầu trời Ukraine chỉ có thể là loại 9M38 của hệ thống Buk.
CNN dẫn nguồn tin từ Ủy ban điều tra sự thật về MH17, nói chiếc Boeing 777 đang trên đường từ Amsterdam đến Malaysia đã bị bắn hạ vào ngày 17/7/2014 trên vùng lãnh thổ Ukraine do dân quân thân Nga kiểm soát. Tất cả 298 người có mặt trên máy bay khi đó đều thiệt mạng.
Phần buồng lái của MH17 được khôi phục từ các mảnh vỡ |
Trong báo cáo đưa ra ngày 13/10, DSB nói MH17 bị hạ sau khi một đầu đạn tên lửa phát nổ ngay gần buồng lái.
Không lời cảnh báo
Ukraine cho biết, từ cuối tháng 4 đến ngày 17/7/2014, có ít nhất 16 trực thăng và máy bay của lực lượng vũ trang nước này bị bắn hạ.
Chiếc MH17 được dựng lại tại Hà Lan để phục vụ công tác điều tra |
Cơ quan điều tra cho biết, các hệ thống vũ khí được chính quyền Ukraine nhắc đến trong bảng kê thiệt hại trên có thể gây nguy hiểm cho máy bay dân dụng vì nằm trong độ cao tấn công.
Tuy nhiên, thời điểm đó không có một biện pháp an toàn nào cho máy bay dân dụng được sử dụng trước các hệ thống vũ khí này.
Sau khi nghe báo cáo của DSB, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói: "Trong số 160 chuyến bay chung tuyến với MH17 ngày hôm đó, không một máy bay nào nhận được cảnh báo về các mối đe dọa từ mặt đất".
Thủ phạm
Sau quá trình điều tra, phục dựng, mô phỏng tại căn cứ không quân Gilze-Rijen, người đứng đầu DSB Tjibbe Joustra nói đầu đạn bắn rơi chiếc máy bay thuộc hệ thống phòng không BUK, loại vũ khí được chế tạo theo công nghệ của Nga.
Video Nga thử nghiệm tên lửa BUK với buồng lái tương tự Boeing 777
Tuy nhiên, Joustra nói các quan chức Nga có tham gia quá trình điều tra lại nói không thể xác nhận được đầu đạn và chủng loại của hệ thống bắn hạ máy bay.
Joustra nói: "Tất cả các đại biểu đến từ những quốc gia tham gia cuộc điều tra đều xác nhận rằng MH17 gặp nạn vì đầu đạn nổ gần buồng lái".
Tuy nhiên, không phải tất cả đều thông qua kết luận đầu đạn gây ra vụ tai nạn là 9N314M. Đại diện đến từ Nga nói không thể xác định cụ thể được chủng loại của đầu đạn và hệ thống tên lửa bắn hạ MH17.
Trong báo cáo của mình, DSB nói Nga chỉ kết luận MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa có thể được bắn đi từ mặt đất hoặc từ máy bay chiến đấu.
Tập đoàn vũ khí của Nga dựng mô hình thử nghiệm |
Sau khi báo cáo điều tra được công bố, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói nước này sẽ tiếp tục tìm cách đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này ra trước công lý.
Chuyến bay MH17 chở 283 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn. Hơn 190 người trong số này là công dân Hà Lan. Malaysia là nước có số nạn nhân nhiều thứ nhì trong thảm họa.
Cũng trong ngày DSB công bố kết quả điều tra, tập đoàn vũ khí Nga Almaz-Antey công bố kết quả nổ thử tên lửa Buk bên một máy bay cùng loại MH17.
Cuộc thử nghiệm này được cho là để chứng minh tên lửa của Almaz-Antey không phải là nguyên nhân gây ra thảm họa. Tên lửa được sử dụng là 9M38 thuộc hệ thống Buk-M1.
Theo các chuyên gia Nga, tên lửa phòng không bắn rơi Boeing trên bầu trời Ukraine chỉ có thể là loại 9M38 của hệ thống Buk.
Các tên lửa loại này lần cuối cùng được sản xuất ở Liên Xô vào năm 1986, sau 25 năm sử dụng đã không còn được trang bị cho quân đội Nga.
Tùng Đinh (theo CNN)
Tùng Đinh (theo CNN)
Bình luận