Chiếc vé trúng thưởng tên anh K. nhưng tiền vé lại cho công ty X. chi trả. Ai sẽ được nhận chiếc xe hơi bạc tỷ này, người đi máy bay hay công ty chi trả tiền vé máy bay?
Chương trình “bay Vietjet, trúng xe hơi” đang trở thành tâm điểm của dư luận với những tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.
Như Dân Trí đưa tin, tại buổi quay số ngày 4/10/2014, Vietjet đã tìm ra hành khách Huỳnh Ngọc K. trên chuyến bay VJ8389 ngày 23/9/2014 đã trúng giải thưởng cao nhất là xe Toyota Vios E. Theo thể lệ chương trình khuyến mãi Vietjet đã công bố trước đó, chỉ cần anh K. đưa ra được cuống vé lên tàu (boarding pass), chiếc Toyota Vios E sẽ thuộc về anh.
Tuy nhiên, oái oăm ở chỗ chiếc vé trúng thưởng người đi là hành khách Huỳnh Ngọc K. nhưng tiền mua vé lại cho công ty X. chi trả nên rất có thể anh K. sẽ không được nhận chiếc xe bạc tỷ này. Vietjet hiện khá lúng túng, chưa biết phải trao giải thưởng cho ai. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, trường hợp giải thưởng đã công bố nhưng không có chủ nhân nhận thì chiếc xe sẽ phải sung công quỹ. Nếu Vietjet trao giải không đúng đối tượng thì khả năng sẽ xảy ra khiếu kiện.
Một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng mạng “tiết lộ” trên tài khoản fb của mình rằng Mr. K là bạn thân của mình và hai bên ( công ty và Mr K) gần như không thỏa thuận được ai sẽ nhận chiếc xe hơi.
“Từ xưa đến nay, chuyện khuyến mại vẫn luôn gây ra những tranh cãi, nhân tiện chuyện của VJ chương trình khuyến mại cần đặt ra các câu hỏi pháp lí: Người bỏ tiền mua vé hay người bay sẽ là người hưởng?
Liệu cả hai có được cùng hưởng giải thưởng này?
VJ có trốn trách nhiệm trong việc này khi quy chế chương trình khuyến mại không rõ ràng, không đặt ra đầy đủ các giả thiết”, người bạn của Mr K đặt câu hỏi.
Đây cũng là thắc mắc của không ít bạn đọc trước tình huống pháp lý khá hy hữu này. Trao đổi với PLVN, luật sư Cao Thị Hoà, công ty Luật Vietthink tư vấn:
“Theo quy định chung về hợp đồng dân sự (các Điều từ 388 đến 455 BLDS 2005), thì quan hệ nói trên có thể được xem xét là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Theo khoản 5 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”.
Như vậy, trong quan hệ này công ty X. và hãng hàng không VietJet là các bên giao kết hợp đồng, còn anh K. là người thứ ba được hưởng lợi ích. Căn cứ Điều 406 BLDS thì Công ty X. chỉ có nghĩa vụ mà không có lợi ích từ quan hệ hợp đồng này. Còn anh K. mới là người được hưởng mọi lợi ích phát sinh. Trong đó, phần thưởng khuyến mại là chiếc xe Toyota Vios cũng là một khoản lợi ích mà anh K. được hưởng”.
Tuy nhiên, đây là hợp đồng vận chuyển hành khách, nên theo luật sư Cao Thị Hoà thì ngoài việc áp dụng các quy định chung về hợp đồng còn phải áp dụng các quy định chuyên biệt về hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định trong BLDS.
Theo quy định tại Điều 527 BLDS 2005: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển”.
Khoản 2 Điều 528 BLDS 2005 cũng quy định: “Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên”.
“Căn cứ các quy định trên thì bên vận chuyển (hãng hàng không VJ) và hành khách (anh K.) mới là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách. Do vậy, anh K. được thụ hưởng mọi lợi ích phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hành khách, bao gồm cả phần thưởng của hãng hàng không.
Chương trình “Bay Vietjet – Trúng xe hơi” đã thu hút hơn 1 triệu hành khách tham gia và có 1,000 hành khách đã may mắn trúng thưởng.
Việc trao thưởng cho anh K cũng phù hợp với các quy định của pháp luật về khuyến mại. Theo khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005: “Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố”. T
rong trường hợp này, anh K. là đối tượng trực tiếp tham gia dự thưởng từ việc quay số trúng thưởng của hãng hàng không dành cho hành khách, do vậy anh K. là người được nhận giải thưởng trúng thưởng. Như vậy, dù căn cứ vào quy định nào của pháp luật thì việc xác định ông Thành là người trực tiếp được nhận giải thưởng là hoàn toàn có cơ sở”, luật sư Cao Thị Hoà khẳng định.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, luật sư Hoà cho rằng vì công ty X. là người trả tiền mua vé máy bay cho ông K. nên cũng cần xem xét mối quan hệ lợi ích giữa anh K. và công ty X. liên quan đến phần thưởng. Ở đây có thể chia làm hai trường hợp:
luật
Trường hợp thứ nhất, nếu anh K. là cán bộ thuộc diện công ty phải chi trả chi phí đi lại bằng máy bay (theo Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm hoặc Quy chế tài chính của công ty), thì số tiền mua vé máy bay về bản chất là tiền của anh K, còn công ty chỉ là người trả hộ, do vậy, công ty X. không có lợi ích gì liên quan đến phần thưởng.
Trường hợp thứ hai, nếu anh K. không thuộc diện cán bộ công ty phải chi trả chi phí đi lại bằng máy bay và việc mua vé máy bay cho anh K đi công tác chỉ là khoản chi đột xuất, thì mặc dù anh K. là hành khách đi máy bay nhưng người phải trả cước phí vận chuyển là công ty X. Do vậy, Công ty X. cũng là người có lợi ích liên quan đến phần thưởng. Quan hệ lợi ích này sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Tình huống pháp lý thú vị này một lần nữa đẩy câu chuyện về Vietjet lên đến “cao trào”, dư luận đang hồi hộp chờ quyết định cuối cùng của hãng hàng không “lắm chiêu” này.
Theo Báo Pháp luật
Chương trình “bay Vietjet, trúng xe hơi” đang trở thành tâm điểm của dư luận với những tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.
Như Dân Trí đưa tin, tại buổi quay số ngày 4/10/2014, Vietjet đã tìm ra hành khách Huỳnh Ngọc K. trên chuyến bay VJ8389 ngày 23/9/2014 đã trúng giải thưởng cao nhất là xe Toyota Vios E. Theo thể lệ chương trình khuyến mãi Vietjet đã công bố trước đó, chỉ cần anh K. đưa ra được cuống vé lên tàu (boarding pass), chiếc Toyota Vios E sẽ thuộc về anh.
Tuy nhiên, oái oăm ở chỗ chiếc vé trúng thưởng người đi là hành khách Huỳnh Ngọc K. nhưng tiền mua vé lại cho công ty X. chi trả nên rất có thể anh K. sẽ không được nhận chiếc xe bạc tỷ này. Vietjet hiện khá lúng túng, chưa biết phải trao giải thưởng cho ai. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, trường hợp giải thưởng đã công bố nhưng không có chủ nhân nhận thì chiếc xe sẽ phải sung công quỹ. Nếu Vietjet trao giải không đúng đối tượng thì khả năng sẽ xảy ra khiếu kiện.
Một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng mạng “tiết lộ” trên tài khoản fb của mình rằng Mr. K là bạn thân của mình và hai bên ( công ty và Mr K) gần như không thỏa thuận được ai sẽ nhận chiếc xe hơi.
“Từ xưa đến nay, chuyện khuyến mại vẫn luôn gây ra những tranh cãi, nhân tiện chuyện của VJ chương trình khuyến mại cần đặt ra các câu hỏi pháp lí: Người bỏ tiền mua vé hay người bay sẽ là người hưởng?
Liệu cả hai có được cùng hưởng giải thưởng này?
VJ có trốn trách nhiệm trong việc này khi quy chế chương trình khuyến mại không rõ ràng, không đặt ra đầy đủ các giả thiết”, người bạn của Mr K đặt câu hỏi.
Đây cũng là thắc mắc của không ít bạn đọc trước tình huống pháp lý khá hy hữu này. Trao đổi với PLVN, luật sư Cao Thị Hoà, công ty Luật Vietthink tư vấn:
“Theo quy định chung về hợp đồng dân sự (các Điều từ 388 đến 455 BLDS 2005), thì quan hệ nói trên có thể được xem xét là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Theo khoản 5 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”.
Như vậy, trong quan hệ này công ty X. và hãng hàng không VietJet là các bên giao kết hợp đồng, còn anh K. là người thứ ba được hưởng lợi ích. Căn cứ Điều 406 BLDS thì Công ty X. chỉ có nghĩa vụ mà không có lợi ích từ quan hệ hợp đồng này. Còn anh K. mới là người được hưởng mọi lợi ích phát sinh. Trong đó, phần thưởng khuyến mại là chiếc xe Toyota Vios cũng là một khoản lợi ích mà anh K. được hưởng”.
Tuy nhiên, đây là hợp đồng vận chuyển hành khách, nên theo luật sư Cao Thị Hoà thì ngoài việc áp dụng các quy định chung về hợp đồng còn phải áp dụng các quy định chuyên biệt về hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định trong BLDS.
Theo quy định tại Điều 527 BLDS 2005: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển”.
Chương trình “Bay Vietjet – Trúng xe hơi” đã thu hút hơn 1 triệu hành khách tham gia và có 1,000 hành khách đã may mắn trúng thưởng. |
Khoản 2 Điều 528 BLDS 2005 cũng quy định: “Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên”.
“Căn cứ các quy định trên thì bên vận chuyển (hãng hàng không VJ) và hành khách (anh K.) mới là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách. Do vậy, anh K. được thụ hưởng mọi lợi ích phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hành khách, bao gồm cả phần thưởng của hãng hàng không.
Chương trình “Bay Vietjet – Trúng xe hơi” đã thu hút hơn 1 triệu hành khách tham gia và có 1,000 hành khách đã may mắn trúng thưởng.
Việc trao thưởng cho anh K cũng phù hợp với các quy định của pháp luật về khuyến mại. Theo khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005: “Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố”. T
rong trường hợp này, anh K. là đối tượng trực tiếp tham gia dự thưởng từ việc quay số trúng thưởng của hãng hàng không dành cho hành khách, do vậy anh K. là người được nhận giải thưởng trúng thưởng. Như vậy, dù căn cứ vào quy định nào của pháp luật thì việc xác định ông Thành là người trực tiếp được nhận giải thưởng là hoàn toàn có cơ sở”, luật sư Cao Thị Hoà khẳng định.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, luật sư Hoà cho rằng vì công ty X. là người trả tiền mua vé máy bay cho ông K. nên cũng cần xem xét mối quan hệ lợi ích giữa anh K. và công ty X. liên quan đến phần thưởng. Ở đây có thể chia làm hai trường hợp:
luật
Trường hợp thứ nhất, nếu anh K. là cán bộ thuộc diện công ty phải chi trả chi phí đi lại bằng máy bay (theo Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm hoặc Quy chế tài chính của công ty), thì số tiền mua vé máy bay về bản chất là tiền của anh K, còn công ty chỉ là người trả hộ, do vậy, công ty X. không có lợi ích gì liên quan đến phần thưởng.
Trường hợp thứ hai, nếu anh K. không thuộc diện cán bộ công ty phải chi trả chi phí đi lại bằng máy bay và việc mua vé máy bay cho anh K đi công tác chỉ là khoản chi đột xuất, thì mặc dù anh K. là hành khách đi máy bay nhưng người phải trả cước phí vận chuyển là công ty X. Do vậy, Công ty X. cũng là người có lợi ích liên quan đến phần thưởng. Quan hệ lợi ích này sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Tình huống pháp lý thú vị này một lần nữa đẩy câu chuyện về Vietjet lên đến “cao trào”, dư luận đang hồi hộp chờ quyết định cuối cùng của hãng hàng không “lắm chiêu” này.
Theo Báo Pháp luật
Bình luận