(VTC News) - Chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn phải chấp nhận tạm thời đóng cửa để tái cấu trúc.
Tham vọng xa, hiện thực gần
Chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, trái hẳn với những kỳ vọng của vị đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn, Trung tâm thương mại Tràng Tiền luôn vắng trong tình trạng vắng khách, thậm chí nhiều thương hiệu tại đây đã phải giảm giá siêu sốc tới 50% nhưng vẫn vắng khách mua sắm.
Thực tế, việc đầu tư một trung tâm thương mại đẳng cấp với những thương hiệu lớn quốc tế trước đây đã được nhiều người cho rằng, đó là một canh bạc vô cùng mạo hiểm khi thị trường về phân khúc hàng cao cấp tại Hà Nội vẫn còn rất khiêm tốn.
Thậm chí, nhiều trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội như Grand Plaza,...cũng phải đóng cửa và hàng loạt các thương hiệu cũng phải tháo lui khỏi khu vực này.
Tuy nhiên, để trả lời cho những hoài nghi về sự thành công của Tràng tiền Plaza, ông Johnathan Hạnh Nguyễn lại tự tin khẳng định: "Hiện nay Việt Nam chưa có trung tâm thương mại nào chuyên về hàng hiệu theo đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, theo tìm hiểu của tôi, khách du lịch có nhu cầu mua sắm rất lớn. Du khách mua sắm 2 thứ: một là hàng lưu niệm (giá trị thấp), hai là hàng hiệu (giá trị cao)".
Vì vậy, ông Johnathan Hạnh Nguyễn quyết tâm biến Tràng Tiền thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp quốc tế.
Cũng theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, ở Sài Gòn các gian hàng tại Rex, Vincom chỉ rộng chừng 200 m2, lại rải rác chứ không tập trung về một mối.
Vì thế không thể trưng bày hết tất cả chủng loại hàng hóa. Tràng Tiền sẽ bù đắp được những khiếm khuyết ấy, trở thành viên ngọc quý, là nơi duy nhất có đầy đủ các tinh hoa hàng hiệu để khách du lịch quốc tế đến đây mua sắm.
Tham vọng của tôi là không chỉ hút ngoại tệ của du khách nước ngoài mà còn hướng đến thu hút đôla của khách nội địa. Mục đích là giúp Việt Nam giữ lại ngoại tệ. Tôi tin rồi đây người Việt sẽ tới Tràng Tiền Plaza mua hàng hiệu thay vì chạy ra nước ngoài shopping.
Thậm chí khi được ví việc xây dựng Tràng Tiền thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp là như chơi "một canh bạc", ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã thẳng thừng trả lời: "Tôi không đồng tình cách ví von này. Tôi không phải người đánh bạc và vì vậy Tràng Tiền cũng không phải là canh bạc. Các thương hiệu lớn vào Tràng Tiền có tổng giá trị thương hiệu hàng trăm tỷ USD, họ không ngờ nghệch mang tiền đi đánh bạc".
Lý giải cho điều này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, tình hình khó khăn như hiện nay, đại gia còn phải thắt chặt chi tiêu, nhưng chúng tôi có rất nhiều thông số để giải bài toán kinh doanh chứ không phó thác cho may rủi. Chúng tôi có khảo sát nghiên cứu và có cơ sở dữ liệu để giải bài toán về sức mua.
"Tôi lấy ý kiến và được hơn 40 thương hiệu quốc tế hàng đầu sẵn sàng đồng hành. Hiện nay Tràng Tiền chỉ còn 5% diện tích trống, chủ yếu là mặt bằng nhỏ, có thể bố trí các dịch vụ thanh toán để lấp đầy 100%. Khi các thương hiệu lớn đều có mặt, uy tín và sức hút của Tràng Tiền sẽ tăng lên. Sự đồng thuận, hậu thuẫn lẫn nhau là tiền đề cho thành công", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.
Để chứng minh việc đầu tư của ông không phải là một canh bạc, Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, ông không đầu tư cho lúc này hay 1-2 năm tới, mà ký những hợp đồng dài hạn kèm theo sự cam kết vững chắc.
Mới đi vào vận hành, những năm đầu tất nhiên không thể có lợi nhuận ngay tức khắc, nhưng thành công sẽ đến nếu đi đúng hướng. Các thương hiệu lớn xuất hiện cũng nâng đẳng cấp du lịch của Việt Nam lên một tầm mới.
Canh bạc thị trường
Tuy nhiên, điều ai cũng có thể thấy là mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm, nhưng Tràng Tiền Plaza đã buộc phải đóng cửa 4 tháng để tái cấu trúc.
Trao đổi với báo giới, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group (chủ đầu tư và quản lý Tràng Tiền Plaza) tự tin khẳng định, sau quy hoạch, TTTM cao cấp này vẫn tiếp tục “sống khỏe”, với doanh thu cho thuê mặt bằng cao hơn trước.
Với 25 năm kinh nghiệm đầu tư, phân phối ngành hàng xa xỉ, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã lường trước được kịch bản, thậm chí mỗi năm Tràng Tiền Plaza đều đóng cửa một thời gian để tái cấu trúc.
Được biết, từ lúc khai trương năm 2013 đến nay, việc kinh doanh của Tràng Tiền chia làm 2 phần.
Thứ nhất, cho thuê mặt bằng. Theo IPP, diện tích mặt bằng của Tràng Tiền Plaza có 18.000 m2 sàn, trong khi nhu cầu thực lên đến 60.000 m2. Hiện đã có 123 gian hàng, trong đó có 40 thương hiệu lớn đảm bảo doanh thu tối thiểu cho việc thuê mặt bằng.
Thứ hai, việc kinh doanh của các thương hiệu tại đây được phân theo 3 nhóm, theo phân khúc cao cấp - trung cấp - phổ thông.
Nhóm 1, gồm các thương hiệu hàng đầu, như Louis Vuitton, Dior... Có thể xem đây là những đại gia có tiềm lực, có khách hàng riêng khá ổn định tại Việt Nam, cho dù hiện tại, tốc độ tăng trưởng tuy chậm lại, nhưng vẫn đạt mức kỳ vọng.
Nhóm 2, gồm các thương hiệu trung cấp. Phân khúc này hiện đang chịu ảnh hưởng xu hướng tiêu dùng chung chững lại.
Nhóm 3, thuộc các thương hiệu phổ thông sẽ có sự điều chỉnh nhẹ trong đợt tái bố trí mặt bằng lần này, nhưng không nhiều. Nhìn chung, nhóm thứ 3 gồm các nhãn hàng kinh doanh không phù hợp tại Tràng Tiền Plaza, họ gặp nhiều khó khăn và hiểu được cần phải điều chỉnh thương hiệu, ngành hàng để kinh doanh hiệu quả hơn.
Liên quan đến việc quy hoạch lại, có một số quan điểm cho rằng, Tràng Tiền Plaza nên bố trí các gian hàng cao cấp nhất ở tầng cao, thay vì ở tầng 1 và 2 như hiện tại.
Song bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc IPP vẫn cho rằng, tại các TTTM ở nước ngoài, các thương hiệu lớn vẫn phải nằm ở vị trí tầng 1 và 2, Việt Nam cũng không thể khác được.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền (đại diện vốn nhà nước tại Trung tâm Tràng Tiền Plaza) cũng khẳng định, việc xây dựng TTTM Tràng Tiền là một trung tâm mua sắm cao cấp, sang trọng là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập chung với thế giới.
Được biết, với đợt quy hoạch lại lần này, 70% gian hàng tiếp tục đề nghị ở lại, 5% xin rút ra, 25% đồng ý ở lại và giảm diện tích mặt bằng hoặc chấp nhận di dời.Dường như, Tràng Tiền Plaza chỉ còn chờ câu trả lời của thị trường. Còn phía trước, các đối thủ cũng sẽ tiếp tục mở rộng sự thách thức. Parkson đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục mở thêm 3 - 4 trung tâm mới tại Hà Nội. Lotte cũng đang gấp rút để mở trung tâm 65 tầng với tổng vốn dự án lên tới 400 triệu USD...
Còn từ phía người tiêu dùng, đó sẽ là những địa chỉ rất và rất kén khách, nhất là khi đang có nhiều hơn những ly cà phê đắn đo với các khoản chi tiêu trước viễn cảnh kinh tế vĩ mô vẫn chẳng mấy sáng sủa…
Châu Anh
Tham vọng xa, hiện thực gần
Chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, trái hẳn với những kỳ vọng của vị đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn, Trung tâm thương mại Tràng Tiền luôn vắng trong tình trạng vắng khách, thậm chí nhiều thương hiệu tại đây đã phải giảm giá siêu sốc tới 50% nhưng vẫn vắng khách mua sắm.
Thực tế, việc đầu tư một trung tâm thương mại đẳng cấp với những thương hiệu lớn quốc tế trước đây đã được nhiều người cho rằng, đó là một canh bạc vô cùng mạo hiểm khi thị trường về phân khúc hàng cao cấp tại Hà Nội vẫn còn rất khiêm tốn.
Trung tâm thương mại Tràng Tiền. Ảnh: Châu Anh |
Tuy nhiên, để trả lời cho những hoài nghi về sự thành công của Tràng tiền Plaza, ông Johnathan Hạnh Nguyễn lại tự tin khẳng định: "Hiện nay Việt Nam chưa có trung tâm thương mại nào chuyên về hàng hiệu theo đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, theo tìm hiểu của tôi, khách du lịch có nhu cầu mua sắm rất lớn. Du khách mua sắm 2 thứ: một là hàng lưu niệm (giá trị thấp), hai là hàng hiệu (giá trị cao)".
Vì vậy, ông Johnathan Hạnh Nguyễn quyết tâm biến Tràng Tiền thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp quốc tế.
Cũng theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, ở Sài Gòn các gian hàng tại Rex, Vincom chỉ rộng chừng 200 m2, lại rải rác chứ không tập trung về một mối.
Vì thế không thể trưng bày hết tất cả chủng loại hàng hóa. Tràng Tiền sẽ bù đắp được những khiếm khuyết ấy, trở thành viên ngọc quý, là nơi duy nhất có đầy đủ các tinh hoa hàng hiệu để khách du lịch quốc tế đến đây mua sắm.
Tham vọng của tôi là không chỉ hút ngoại tệ của du khách nước ngoài mà còn hướng đến thu hút đôla của khách nội địa. Mục đích là giúp Việt Nam giữ lại ngoại tệ. Tôi tin rồi đây người Việt sẽ tới Tràng Tiền Plaza mua hàng hiệu thay vì chạy ra nước ngoài shopping.
Thậm chí khi được ví việc xây dựng Tràng Tiền thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp là như chơi "một canh bạc", ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã thẳng thừng trả lời: "Tôi không đồng tình cách ví von này. Tôi không phải người đánh bạc và vì vậy Tràng Tiền cũng không phải là canh bạc. Các thương hiệu lớn vào Tràng Tiền có tổng giá trị thương hiệu hàng trăm tỷ USD, họ không ngờ nghệch mang tiền đi đánh bạc".
Lý giải cho điều này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, tình hình khó khăn như hiện nay, đại gia còn phải thắt chặt chi tiêu, nhưng chúng tôi có rất nhiều thông số để giải bài toán kinh doanh chứ không phó thác cho may rủi. Chúng tôi có khảo sát nghiên cứu và có cơ sở dữ liệu để giải bài toán về sức mua.
"Tôi lấy ý kiến và được hơn 40 thương hiệu quốc tế hàng đầu sẵn sàng đồng hành. Hiện nay Tràng Tiền chỉ còn 5% diện tích trống, chủ yếu là mặt bằng nhỏ, có thể bố trí các dịch vụ thanh toán để lấp đầy 100%. Khi các thương hiệu lớn đều có mặt, uy tín và sức hút của Tràng Tiền sẽ tăng lên. Sự đồng thuận, hậu thuẫn lẫn nhau là tiền đề cho thành công", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.
Để chứng minh việc đầu tư của ông không phải là một canh bạc, Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, ông không đầu tư cho lúc này hay 1-2 năm tới, mà ký những hợp đồng dài hạn kèm theo sự cam kết vững chắc.
Mới đi vào vận hành, những năm đầu tất nhiên không thể có lợi nhuận ngay tức khắc, nhưng thành công sẽ đến nếu đi đúng hướng. Các thương hiệu lớn xuất hiện cũng nâng đẳng cấp du lịch của Việt Nam lên một tầm mới.
Canh bạc thị trường
Tuy nhiên, điều ai cũng có thể thấy là mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm, nhưng Tràng Tiền Plaza đã buộc phải đóng cửa 4 tháng để tái cấu trúc.
Trao đổi với báo giới, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group (chủ đầu tư và quản lý Tràng Tiền Plaza) tự tin khẳng định, sau quy hoạch, TTTM cao cấp này vẫn tiếp tục “sống khỏe”, với doanh thu cho thuê mặt bằng cao hơn trước.
Với 25 năm kinh nghiệm đầu tư, phân phối ngành hàng xa xỉ, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã lường trước được kịch bản, thậm chí mỗi năm Tràng Tiền Plaza đều đóng cửa một thời gian để tái cấu trúc.
Được biết, từ lúc khai trương năm 2013 đến nay, việc kinh doanh của Tràng Tiền chia làm 2 phần.
Thứ nhất, cho thuê mặt bằng. Theo IPP, diện tích mặt bằng của Tràng Tiền Plaza có 18.000 m2 sàn, trong khi nhu cầu thực lên đến 60.000 m2. Hiện đã có 123 gian hàng, trong đó có 40 thương hiệu lớn đảm bảo doanh thu tối thiểu cho việc thuê mặt bằng.
Thứ hai, việc kinh doanh của các thương hiệu tại đây được phân theo 3 nhóm, theo phân khúc cao cấp - trung cấp - phổ thông.
Nhóm 1, gồm các thương hiệu hàng đầu, như Louis Vuitton, Dior... Có thể xem đây là những đại gia có tiềm lực, có khách hàng riêng khá ổn định tại Việt Nam, cho dù hiện tại, tốc độ tăng trưởng tuy chậm lại, nhưng vẫn đạt mức kỳ vọng.
Nhóm 2, gồm các thương hiệu trung cấp. Phân khúc này hiện đang chịu ảnh hưởng xu hướng tiêu dùng chung chững lại.
Nhóm 3, thuộc các thương hiệu phổ thông sẽ có sự điều chỉnh nhẹ trong đợt tái bố trí mặt bằng lần này, nhưng không nhiều. Nhìn chung, nhóm thứ 3 gồm các nhãn hàng kinh doanh không phù hợp tại Tràng Tiền Plaza, họ gặp nhiều khó khăn và hiểu được cần phải điều chỉnh thương hiệu, ngành hàng để kinh doanh hiệu quả hơn.
Liên quan đến việc quy hoạch lại, có một số quan điểm cho rằng, Tràng Tiền Plaza nên bố trí các gian hàng cao cấp nhất ở tầng cao, thay vì ở tầng 1 và 2 như hiện tại.
Song bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc IPP vẫn cho rằng, tại các TTTM ở nước ngoài, các thương hiệu lớn vẫn phải nằm ở vị trí tầng 1 và 2, Việt Nam cũng không thể khác được.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền (đại diện vốn nhà nước tại Trung tâm Tràng Tiền Plaza) cũng khẳng định, việc xây dựng TTTM Tràng Tiền là một trung tâm mua sắm cao cấp, sang trọng là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập chung với thế giới.
Được biết, với đợt quy hoạch lại lần này, 70% gian hàng tiếp tục đề nghị ở lại, 5% xin rút ra, 25% đồng ý ở lại và giảm diện tích mặt bằng hoặc chấp nhận di dời.Dường như, Tràng Tiền Plaza chỉ còn chờ câu trả lời của thị trường. Còn phía trước, các đối thủ cũng sẽ tiếp tục mở rộng sự thách thức. Parkson đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục mở thêm 3 - 4 trung tâm mới tại Hà Nội. Lotte cũng đang gấp rút để mở trung tâm 65 tầng với tổng vốn dự án lên tới 400 triệu USD...
Còn từ phía người tiêu dùng, đó sẽ là những địa chỉ rất và rất kén khách, nhất là khi đang có nhiều hơn những ly cà phê đắn đo với các khoản chi tiêu trước viễn cảnh kinh tế vĩ mô vẫn chẳng mấy sáng sủa…
Châu Anh
Bình luận