Vỏ bánh xanh nóng bỏng môi, nhưng nhân bánh chưa chín, sống sượng. Những hạt đỗ màu vàng nhạt rời rạc, rơi lả tả trên tay tôi. Mẹ cầm roi, bắt tôi ăn bằng hết chiếc bánh mới thôi.
Đã nhiều năm nay, cứ đến 29 Tết là mẹ tôi lại tất bật ngâm gạo, đãi đỗ và đi chợ sớm để chọn mua những thớ thịt ba chỉ tươi nhất, ngon nhất về gói bánh. Mẹ bảo “Bánh chưng là linh hồn của Tết, mẹ muốn tự tay gói những chiếc bánh đẹp nhất, xanh nhất, thành kính dâng lên tổ tiên”.
Thấy mẹ phấn chấn, vui vẻ rửa lá dong, mua ống giang chẻ lạt, tôi lại nhớ đến cảm giác háo hức chờ mẹ gói bánh của hơn hai mươi năm về trước. Thời đó, bánh chưng không bày bán sẵn nhiều như bây giờ, cả năm mới được ăn bánh chưng vào dịp Tết, nên trẻ con thấy người lớn gói bánh là hớn hở, chạy lăng xăng, náo nức, nhộn nhịp lắm.
Tôi nhỏ nhất nhà được mẹ giao nhiệm vụ nối lạt thành những đoạn dây thật dài để mẹ buộc cuốn vào bánh tét. Ngoài bánh chưng, nhà tôi gói cả bánh tét, những chiếc bánh thuôn, tròn, dài bằng hai gang tay người lớn, được gói để dành ra giêng xắt ra thành từng lát rán ăn sáng. Mẹ cũng không quên gói riêng cho tôi một cặp bánh chưng con, như một phần thưởng cho việc thức khuya phụ giúp mẹ làm bánh.
Năm đó trời lạnh, tôi ngồi thu lu trên chiếc ghế mây, cuộn tròn trong chiếc chăn chiên, xem mẹ gói bánh và ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng dậy, nằm trên giường đã nghe tiếng nồi bánh sôi sùng sục ngoài sân, tiếng than củi khô nổ lép bép. Mùi thơm của lá dong quyện với mùi thơm của gạo nếp, mùi ngầy ngậy của đỗ, thịt mỡ tỏa ra, khiến tôi nằm không yên.
Cái bụng lép kẹp của tôi sôi ùng ục. Tôi nằng nặc đòi mẹ vớt chiếc bánh chưng con cho tôi ăn trước. Mẹ dỗ dành thế nào cũng không được. Cuối cùng tôi cũng được mẹ bóc bánh cho ăn. Vỏ bánh xanh nóng bỏng môi, nhưng nhân bánh chưa chín, sống sượng. Những hạt đỗ màu vàng nhạt rời rạc, rơi lả tả trên tay tôi. Mẹ cầm roi, bắt tôi ăn bằng hết chiếc bánh mới thôi. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ giận dữ như vậy, tôi ăn bánh mà nước mắt lưng tròng. Đến giờ tôi vẫn không thể quên được cảm giác về chiếc bánh chưng vớt vội đó.
Từ đó về sau, tôi không bao giờ ăn bánh chưng sống nữa. Lần nào tôi cũng chờ mẹ vớt bánh xong, ngâm vào nước lạnh và đợi cho bánh thật ráo mới bóc ăn để cảm nhận được độ rền và vị thơm, ngon của bánh do mẹ nấu.
Khi tôi đã trưởng thành, cuộc sống với bao bộn bề lo toan, vội vã theo dòng chảy thời gian, nhưng trước những quyết định quan trọng, tôi luôn bình tĩnh, không hấp tấp, nóng vội, để xử lý mọi việc suôn sẻ theo ý muốn, chính là nhờ vào bài học về chiếc bánh chưng của mẹ ngày nào.
Theo Dân Việt
Đã nhiều năm nay, cứ đến 29 Tết là mẹ tôi lại tất bật ngâm gạo, đãi đỗ và đi chợ sớm để chọn mua những thớ thịt ba chỉ tươi nhất, ngon nhất về gói bánh. Mẹ bảo “Bánh chưng là linh hồn của Tết, mẹ muốn tự tay gói những chiếc bánh đẹp nhất, xanh nhất, thành kính dâng lên tổ tiên”.
Thấy mẹ phấn chấn, vui vẻ rửa lá dong, mua ống giang chẻ lạt, tôi lại nhớ đến cảm giác háo hức chờ mẹ gói bánh của hơn hai mươi năm về trước. Thời đó, bánh chưng không bày bán sẵn nhiều như bây giờ, cả năm mới được ăn bánh chưng vào dịp Tết, nên trẻ con thấy người lớn gói bánh là hớn hở, chạy lăng xăng, náo nức, nhộn nhịp lắm.
Tôi nhỏ nhất nhà được mẹ giao nhiệm vụ nối lạt thành những đoạn dây thật dài để mẹ buộc cuốn vào bánh tét. Ngoài bánh chưng, nhà tôi gói cả bánh tét, những chiếc bánh thuôn, tròn, dài bằng hai gang tay người lớn, được gói để dành ra giêng xắt ra thành từng lát rán ăn sáng. Mẹ cũng không quên gói riêng cho tôi một cặp bánh chưng con, như một phần thưởng cho việc thức khuya phụ giúp mẹ làm bánh.
Năm đó trời lạnh, tôi ngồi thu lu trên chiếc ghế mây, cuộn tròn trong chiếc chăn chiên, xem mẹ gói bánh và ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng dậy, nằm trên giường đã nghe tiếng nồi bánh sôi sùng sục ngoài sân, tiếng than củi khô nổ lép bép. Mùi thơm của lá dong quyện với mùi thơm của gạo nếp, mùi ngầy ngậy của đỗ, thịt mỡ tỏa ra, khiến tôi nằm không yên.
Cái bụng lép kẹp của tôi sôi ùng ục. Tôi nằng nặc đòi mẹ vớt chiếc bánh chưng con cho tôi ăn trước. Mẹ dỗ dành thế nào cũng không được. Cuối cùng tôi cũng được mẹ bóc bánh cho ăn. Vỏ bánh xanh nóng bỏng môi, nhưng nhân bánh chưa chín, sống sượng. Những hạt đỗ màu vàng nhạt rời rạc, rơi lả tả trên tay tôi. Mẹ cầm roi, bắt tôi ăn bằng hết chiếc bánh mới thôi. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ giận dữ như vậy, tôi ăn bánh mà nước mắt lưng tròng. Đến giờ tôi vẫn không thể quên được cảm giác về chiếc bánh chưng vớt vội đó.
Từ đó về sau, tôi không bao giờ ăn bánh chưng sống nữa. Lần nào tôi cũng chờ mẹ vớt bánh xong, ngâm vào nước lạnh và đợi cho bánh thật ráo mới bóc ăn để cảm nhận được độ rền và vị thơm, ngon của bánh do mẹ nấu.
Khi tôi đã trưởng thành, cuộc sống với bao bộn bề lo toan, vội vã theo dòng chảy thời gian, nhưng trước những quyết định quan trọng, tôi luôn bình tĩnh, không hấp tấp, nóng vội, để xử lý mọi việc suôn sẻ theo ý muốn, chính là nhờ vào bài học về chiếc bánh chưng của mẹ ngày nào.
Theo Dân Việt
Bình luận