Mới đây, tại một trong những sân bóng đá mini của Matxcơva đã có trận đấu của những cầu thủ hết sức lạ thường.
Trong thành phần của đội có các bác sĩ-phẫu thuật cấy ghép và những bệnh nhân đã được họ cứu sống. Trận đấu độc đáo duy nhất này chứng minh rằng phẫu thuật cấy ghép nội tạng đem lại cho con người cơ hội thực sự để trở lại đời sống bình thường.
Các bác sĩ và bệnh nhân của họ một lần nữa lại ở cùng một đội. Chỉ có điều bây giờ nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều và vui mừng hơn, bởi tất cả đã cùng nhau giành được chiến thắng chính yếu nhất. Đó là chiến thắng bệnh tật và tử thần.
Các bệnh nhân chơi bóng với cả sức lực, giống như trước đây khi họ còn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Nhìn họ, thật khó tin rằng những cầu thủ đang xông pha di chuyển thoăn thoắt trên sân là những người từng trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng rất phức tạp.
Bốn năm về trước, Sergei chẳng những không thể chạy mà thậm chí bước đi chừng trăm mét cũng quá khó khăn. Sau khi cơn nhồi máu, trái tim đau yếu của anh làm việc một cách nặng nhọc.
Ca phẫu thuật cấy ghép tim đã cứu vãn cuộc sống của người đàn ông này. Bây giờ Sergey đang có cuộc sống hoàn chỉnh, còn đôi chút nhắc nhở về bệnh tật chỉ là những thứ thuốc mà anh buộc phải uống suốt đời.
Sergey và các bệnh nhân cấy ghép nội tạng như anh đồng ý tiến hành trận đấu bóng mini nhằm chứng tỏ rằng bất cứ bệnh tật nào cũng có thể bị con người đánh bại. Và cũng là để chỉ ra cho tất cả mọi người thấy rằng: sau ca phẫu thuật, chúng tôi đều mạnh mẽ, chơi thể thao và là người hạnh phúc.
Các cầu thủ trong đội bóng này còn có thể đông hơn nữa. Mỗi năm, có khoảng 5000 bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng.
Nhưng việc cấy ghép chỉ được thực hiện với nghìn người trong số họ. Khác với ở Mỹ, ở Nga hiếm khi sử dụng các cơ quan của người đã từ trần. Mà khâu cấy ghép nội tạng có thể cứu hàng chục nghìn sinh mệnh người.
Theo lời kể của các bác sĩ, cấy ghép thành công không những giúp trả bệnh nhân về với cuộc sống của người bình thường mà còn mang lại lợi ích cho Nhà nước.
Ví dụ, chi phí để chạy thận nhân tạo, nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của bệnh nhân bị bệnh thận nặng, trong 5 năm tốn phí khoảng 170 nghìn dollar. Thế còn cấy ghép thận trung bình chỉ cần chi phí ngân sách khoảng 17 nghìn dollar, tức là ít hơn 10 lần.
Để đưa công tác cấy ghép nội tạng ở Nga lên trình độ mới, điều cần thiết không chỉ là quảng bá trong giới bác sĩ thực hành, mà còn cần đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học chuyên khoa Y.
Những thầy thuốc tương lai không nên sợ hãi các ca cấy ghép, họ cần hiểu rằng, đối với nhiều bệnh nhân, đó là cơ may duy nhất để cứu mạng sống. Về phần mình, Nhà nước cũng cần dành hỗ trợ cho ý tưởng sử dụng các bộ phận cơ thể.
Trận đấu bóng đá lạ thường ở Matxcơva đã trở thành hình ảnh minh họa sinh động cho đề tài sự cần thiết của chuyên môn cấy ghép nội tạng. Trên sân chơi tất cả đều vui mừng: cả các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình của họ.
Chẳng quan trọng là ai đã ghi bàn còn ai bị mất bóng. Trong trận đấu như thế này, không có người thua cuộc. Bởi vì chính khả năng được đấu tranh đã là chiến thắng thực thụ.
Các bác sĩ và bệnh nhân của họ một lần nữa lại ở cùng một đội. Chỉ có điều bây giờ nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều và vui mừng hơn, bởi tất cả đã cùng nhau giành được chiến thắng chính yếu nhất. Đó là chiến thắng bệnh tật và tử thần.
Các bệnh nhân chơi bóng với cả sức lực, giống như trước đây khi họ còn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Nhìn họ, thật khó tin rằng những cầu thủ đang xông pha di chuyển thoăn thoắt trên sân là những người từng trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng rất phức tạp.
Bốn năm về trước, Sergei chẳng những không thể chạy mà thậm chí bước đi chừng trăm mét cũng quá khó khăn. Sau khi cơn nhồi máu, trái tim đau yếu của anh làm việc một cách nặng nhọc.
Ca phẫu thuật cấy ghép tim đã cứu vãn cuộc sống của người đàn ông này. Bây giờ Sergey đang có cuộc sống hoàn chỉnh, còn đôi chút nhắc nhở về bệnh tật chỉ là những thứ thuốc mà anh buộc phải uống suốt đời.
Sergey và các bệnh nhân cấy ghép nội tạng như anh đồng ý tiến hành trận đấu bóng mini nhằm chứng tỏ rằng bất cứ bệnh tật nào cũng có thể bị con người đánh bại. Và cũng là để chỉ ra cho tất cả mọi người thấy rằng: sau ca phẫu thuật, chúng tôi đều mạnh mẽ, chơi thể thao và là người hạnh phúc.
Các cầu thủ trong đội bóng này còn có thể đông hơn nữa. Mỗi năm, có khoảng 5000 bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng.
Nhưng việc cấy ghép chỉ được thực hiện với nghìn người trong số họ. Khác với ở Mỹ, ở Nga hiếm khi sử dụng các cơ quan của người đã từ trần. Mà khâu cấy ghép nội tạng có thể cứu hàng chục nghìn sinh mệnh người.
Theo lời kể của các bác sĩ, cấy ghép thành công không những giúp trả bệnh nhân về với cuộc sống của người bình thường mà còn mang lại lợi ích cho Nhà nước.
Ví dụ, chi phí để chạy thận nhân tạo, nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của bệnh nhân bị bệnh thận nặng, trong 5 năm tốn phí khoảng 170 nghìn dollar. Thế còn cấy ghép thận trung bình chỉ cần chi phí ngân sách khoảng 17 nghìn dollar, tức là ít hơn 10 lần.
Để đưa công tác cấy ghép nội tạng ở Nga lên trình độ mới, điều cần thiết không chỉ là quảng bá trong giới bác sĩ thực hành, mà còn cần đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học chuyên khoa Y.
Những thầy thuốc tương lai không nên sợ hãi các ca cấy ghép, họ cần hiểu rằng, đối với nhiều bệnh nhân, đó là cơ may duy nhất để cứu mạng sống. Về phần mình, Nhà nước cũng cần dành hỗ trợ cho ý tưởng sử dụng các bộ phận cơ thể.
Trận đấu bóng đá lạ thường ở Matxcơva đã trở thành hình ảnh minh họa sinh động cho đề tài sự cần thiết của chuyên môn cấy ghép nội tạng. Trên sân chơi tất cả đều vui mừng: cả các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình của họ.
Chẳng quan trọng là ai đã ghi bàn còn ai bị mất bóng. Trong trận đấu như thế này, không có người thua cuộc. Bởi vì chính khả năng được đấu tranh đã là chiến thắng thực thụ.
Theo Tiếng nói nước Nga
Bình luận