(VTC News) – Mỗi trường đại học đều công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo những cách khác nhau khiến cho thí sinh rất khó có thể theo dõi, đưa ra quyết định lựa chọn chính xác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ nộp hồ sơ đợt một từ ngày 1/8 đến 20/8.
Hiện tại, đã hết nửa thời gian đăng ký nhưng thí sinh và phụ huynh đều rất lo lắng khi nhìn vào danh sách các trường công bố cũng không thể đưa ra quyết định chính xác.
Thực tế hiện nay, mỗi trường đại học lại có cách công bố khác nhau khiến có thí sinh quay cuồng trong “ma trận” và không biết điểm số của mình có thể trúng tuyển hay không.
Trường ĐH Thủy lợi công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Tuy nhiên, thí sinh được đăng ký bốn nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ một đến bốn nhưng sau hơn một tuần, trường mới chỉ công bố danh sách hồ sơ đăng ký xét tuyển theo NV1, mà không công bố danh sách thí sinh đăng ký các nguyện vọng còn lại.
Vì vậy, thí sinh không thể dự tính được khả năng trúng tuyển vào các nguyện vọng như thế nào để nộp hồ sơ.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lại công khai số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển theo một biểu thống kê của tất cả các ngành, các nguyện vọng. Vì vậy, một thí sinh có thể có tên nhiều lần trên bảng thống kê.
Điều đó khiến cho danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nhân lên gấp nhiều lần so với số đăng ký thực.
Nhiều trường đại học cũng công bố danh sách thí sinh ở cả bốn nguyện vọng. Với cách công bố này sẽ có nhiều thí sinh điểm cao ở ngành NV1 nhưng cũng sẽ có tên trong danh sách thống kê của ngành khác.
Khi xét tuyển, thí sinh chỉ được xét trúng tuyển một nguyện vọng. Vì vậy danh sách hiện nay số lượng thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều.
Do đó thí sinh cũng không thể tính toán được vị trí của mình có nằm trong top an toàn để chắc suất vào trường đại học hay không.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lại sử dụng phần mềm chỉ dành cho những thí sinh đã đăng ký xét tuyển mới có thể xem được thống kê và dự kiến có nằm trong tốp trúng tuyển hay không.
Vì vậy, những thí sinh chưa nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sẽ không có thông tin để nộp hồ sơ vào trường.
Nhiều phụ huynh cũng phản ánh khi vào danh sách thí sinh xét tuyển trang web của Học viện Hàng không Việt Nam, thí sinh không thể biết điểm số của mình đang ở mức nào vì nhà trường không có thống kê xếp loại thí sinh.
Điểm số các thí sinh được sắp xếp theo các môn, không theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Trong khi đó, Trường ĐH Văn Lang công bố tổng điểm của thí sinh không theo quy luật nào. Thí sinh vì thế cũng không thể biết vị trí của mình trong danh sách đó.
Bên cạnh đó, nhiều trường cũng công bố danh sách thí sinh dưới những định dạng khác nhau như file pdf, file exel, file ảnh.
Nhiều thí sinh đã phải tài về file pdf sau đó mới dùng phần mềm chuyển sang file exel để tra cứu cho thuận lợi.
Một chuyên gia tuyển sinh phân tích, ví dụ như dựa vào bảng xếp hạng của ĐH Y Hà Nội có thể thấy rõ ràng những thí sinh có điểm số cao sẽ lựa chọn NV1 vào ngành Y Đa khoa và NV2 vào ngành Bác sĩ răng hàm mặt. Vì vậy, những thí sinh đạt điểm số thấp ở ngành Bác sĩ răng hàm mặt vẫn còn rất nhiều cơ hội.
Các thí sinh cũng không nên nôn nóng để rút hồ sơ khi chưa tính toán kỹ điểm của những thí sinh khác.
Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng khẳng định không phải thí sinh và phụ huynh nào cũng đủ khả năng để phân tích điểm thi dựa trên danh sách đã công bố của các trường.
Một chuyên gia giáo dục cho biết nguyên nhân dẫn tới việc mỗi trường công bố theo những cách khác nhau là do Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định mẫu chung để cho các trường báo cáo. Vì vậy, việc các trường tỏ ra lúng túng và công bố danh sách theo những cách khác nhau khiến thí sinh và phụ huynh khi nộp hồ sơ như “mò kim đáy bể”.
Nhiều thí sinh và phụ huynh đã tỏ ra lo lắng khi không thể quyết định được việc nộp hồ sơ vào trường có chính xác hay không.
Bên cạnh đó, trao đổi với báo chí, PGS Văn Như Cương cho rằng với cách công khai danh sách thí sinh đăng ký như hiện nay sẽ rất thiệt thòi cho những thí sinh ở khu vực miền vúi, vùng sâu vùng sa.
Học sinh ở những khu vực này rất ít có điều kiện để thường xuyên cập nhật thông tin danh sách đăng ký xét tuyển của các trường. Bên cạnh đó, việc rút hồ sơ cũng gặp nhiều khó khăn do phải thường xuyên đi lại những quãng đường xa gây tốn kém, khó khăn cho thí sinh và người nhà.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có giải pháp kịp thời để đảm bảo cho thí sinh được xét tuyển một cách thuận lợi, minh bạch, chính xác.
Phạm Thịnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ nộp hồ sơ đợt một từ ngày 1/8 đến 20/8.
Hiện tại, đã hết nửa thời gian đăng ký nhưng thí sinh và phụ huynh đều rất lo lắng khi nhìn vào danh sách các trường công bố cũng không thể đưa ra quyết định chính xác.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Thủy Lợi |
Trường ĐH Thủy lợi công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Tuy nhiên, thí sinh được đăng ký bốn nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ một đến bốn nhưng sau hơn một tuần, trường mới chỉ công bố danh sách hồ sơ đăng ký xét tuyển theo NV1, mà không công bố danh sách thí sinh đăng ký các nguyện vọng còn lại.
Vì vậy, thí sinh không thể dự tính được khả năng trúng tuyển vào các nguyện vọng như thế nào để nộp hồ sơ.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lại công khai số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển theo một biểu thống kê của tất cả các ngành, các nguyện vọng. Vì vậy, một thí sinh có thể có tên nhiều lần trên bảng thống kê.
Điều đó khiến cho danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nhân lên gấp nhiều lần so với số đăng ký thực.
Nhiều trường đại học cũng công bố danh sách thí sinh ở cả bốn nguyện vọng. Với cách công bố này sẽ có nhiều thí sinh điểm cao ở ngành NV1 nhưng cũng sẽ có tên trong danh sách thống kê của ngành khác.
Khi xét tuyển, thí sinh chỉ được xét trúng tuyển một nguyện vọng. Vì vậy danh sách hiện nay số lượng thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều.
Do đó thí sinh cũng không thể tính toán được vị trí của mình có nằm trong top an toàn để chắc suất vào trường đại học hay không.
Chỉ những thí sinh đã nộp hồ sơ vào ĐH Công nghiệp Hà Nội mới có thể tra cứu được vị trí xếp hạng của mình |
Vì vậy, những thí sinh chưa nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sẽ không có thông tin để nộp hồ sơ vào trường.
Nhiều phụ huynh cũng phản ánh khi vào danh sách thí sinh xét tuyển trang web của Học viện Hàng không Việt Nam, thí sinh không thể biết điểm số của mình đang ở mức nào vì nhà trường không có thống kê xếp loại thí sinh.
Điểm số các thí sinh được sắp xếp theo các môn, không theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Danh sách thí sinh nộp hồ sơ vào Học viện Hàng không Việt Nam rất khó nhìn, không có thống kê cụ thể |
Bên cạnh đó, nhiều trường cũng công bố danh sách thí sinh dưới những định dạng khác nhau như file pdf, file exel, file ảnh.
Nhiều thí sinh đã phải tài về file pdf sau đó mới dùng phần mềm chuyển sang file exel để tra cứu cho thuận lợi.
Một chuyên gia tuyển sinh phân tích, ví dụ như dựa vào bảng xếp hạng của ĐH Y Hà Nội có thể thấy rõ ràng những thí sinh có điểm số cao sẽ lựa chọn NV1 vào ngành Y Đa khoa và NV2 vào ngành Bác sĩ răng hàm mặt. Vì vậy, những thí sinh đạt điểm số thấp ở ngành Bác sĩ răng hàm mặt vẫn còn rất nhiều cơ hội.
Các thí sinh cũng không nên nôn nóng để rút hồ sơ khi chưa tính toán kỹ điểm của những thí sinh khác.
Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng khẳng định không phải thí sinh và phụ huynh nào cũng đủ khả năng để phân tích điểm thi dựa trên danh sách đã công bố của các trường.
Một chuyên gia giáo dục cho biết nguyên nhân dẫn tới việc mỗi trường công bố theo những cách khác nhau là do Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định mẫu chung để cho các trường báo cáo. Vì vậy, việc các trường tỏ ra lúng túng và công bố danh sách theo những cách khác nhau khiến thí sinh và phụ huynh khi nộp hồ sơ như “mò kim đáy bể”.
Nhiều thí sinh và phụ huynh đã tỏ ra lo lắng khi không thể quyết định được việc nộp hồ sơ vào trường có chính xác hay không.
Bên cạnh đó, trao đổi với báo chí, PGS Văn Như Cương cho rằng với cách công khai danh sách thí sinh đăng ký như hiện nay sẽ rất thiệt thòi cho những thí sinh ở khu vực miền vúi, vùng sâu vùng sa.
Học sinh ở những khu vực này rất ít có điều kiện để thường xuyên cập nhật thông tin danh sách đăng ký xét tuyển của các trường. Bên cạnh đó, việc rút hồ sơ cũng gặp nhiều khó khăn do phải thường xuyên đi lại những quãng đường xa gây tốn kém, khó khăn cho thí sinh và người nhà.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có giải pháp kịp thời để đảm bảo cho thí sinh được xét tuyển một cách thuận lợi, minh bạch, chính xác.
Phạm Thịnh
Bình luận