Cha bệnh nhân chia sẻ, trước khi vào lớp 12, cô gái là một học sinh giỏi, rất ngoan ngoãn, chăm chí và chú trọng vào việc học. Tuy nhiên, 4 tháng gần đây, ông bỗng thấy con gái thay đổi tính nết, sống khép mình, ít giao lưu với bạn bè và kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng. Bạn rủ đi thăm thầy cô ngày 20/11 con cũng không đi, đến bữa không xuống ăn cơm, nhiều đêm thức đến 2-3 giờ sáng. Nhiều lần, người cha cũng bắt gặp con mình trốn học ở nhà cầm điện thoại.
Từ đó, gia đình ông bắt đầu để ý đến con nhiều hơn và phát hiện ra, con sa sút nghiêm trọng như vậy là vì suốt ngày ôm điện thoại vào facebook.
Ban đầu, gia đình có khuyên bảo con nhưng không nhận được sự hợp tác. Sau đó bố mẹ nữ sinh này quyết định cắt mạng Internet để cách ly con với thế giới ảo, thì em xuất hiện phản ứng dữ dội như đập phá đồ đạc, chống trả, chửi bới bố mẹ…
Cũng theo lời người cha, gia đình đã mời bác sỹ tâm lý đến nhà điều trị nhưng con gái ông không hợp tác. Cuối cùng nghe theo tư vấn từ bác sỹ, gia đình ông đành phải “đánh thuốc mê” rồi đưa con vào viện tâm thần.
Trước đây, tại Viện Sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã tiếp nhận nhiều bạn trẻ có dấu hiệu trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt….Dấu hiệu chung của những bệnh nhân này là mắc chứng nghiện mạng xã hội như facebook.
Điển hình như trường hợp cậu bé 14 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng co giật. Bố mẹ cậu bé cho biết, con trai mình cứ đi học về là lên phòng nằm lướt điện thoại, ngay cả lúc ăn, lúc đi vệ sinh cũng cầm theo điện thoại.
Video: Bố mẹ đăng ảnh con lên mạng xã hội, coi chừng phạm luật
Thấy vậy, gia đình đã tịch thu điện thoại thì ngap lập tức cậu bé phản ứng co giật. Bố mẹ phải đưa con đến ngay đến Viện Sức khỏe tâm thần. Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra cậu bé còn mắc triệu chứng bệnh hoang tưởng ảo giác. Bác sĩ phải chỉ định dùng thuốc loạn thận thì tình trạng của cậu bé mới thuyên giảm, thời gian sử dụng điện thoại thông minh giảm dần.
Khi bị cắt mạng internet, H. phản ứng dữ dội, đập phá đồ đạc, chửi, chống trả bố mẹ, buộc gia đình phải đánh thuốc mê để đưa con vào viện tâm thần.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội)
Theo Sức khỏe và đời sống, Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội) cho hay, gần đây ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện. Dần dần, người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị có thể kéo dài 3-5 năm…
Chính vì thế, Bác sĩ Phương mong muốn các gia đình hãy quan tâm, chú ý đến con mình hơn nữa để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và thời gian điều trị sẽ rất lâu.
>>> Đọc thêm: 'Nghiện' facebook - ‘Bán thân’ rẻ rúng trên mạng xã hội
Bình luận