Trái tim tôi như tan vỡ khi nhìn những cô cậu học trò bé bỏng của trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu.
Dù vẫn biết rằng trong cuộc sống này còn không ít thân phận khổ đau đang cùng thở chung với mình một bầu không khí, nhưng khi tận mắt nhìn thấy những cô cậu học trò khiếm thị bé bỏng của trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), trái tim tôi như tan vỡ.
Nhiều em đã và đang gửi gắm cuộc đời đầy bóng tối của mình dưới mái trường này, ngay từ buổi đầu cắp sách.
Không ít các em trong số này bị khiếm thị do sinh non. Đôi mắt là một trong những bộ phận phát triển sau cùng của thai nhi; ra đời trong trạng thái chưa hoàn thiện có thể dẫn đến các biến chứng tại võng mạc, thậm chí gây mù loà. Bong võng mạc được chia làm 5 giai đoạn.
Vào năm 2010, Việt Nam mới chỉ có thể chữa ở giai đoạn 3. Các trường hợp ở giai đoạn 4 và 5 sẽ bị mù hoàn toàn.
Trường Nguyễn Đình Chiểu giáo dục trẻ cấp I và cấp II theo chương trình chung của Bộ Giáo dục Đào tạo. Buổi sáng, các em khiếm thị học cùng các bạn sáng mắt.
Vào buổi chiều, nhà trường tổ chức học phụ đạo cho các em khiếm thị để theo kịp chương trình. Đặc biệt, hiện đang có khoảng 60 em học sinh khiếm thị sống nội trú ngay trong trường.
Công tác dạy chữ cho học sinh khiếm thị được đặt lên hàng đầu do đây sẽ là cây cầu nối quan trọng nhất cho các em hoà nhập cùng xã hội và tiếp bước vào tương lai.
Người khiếm thị sử dụng hệ thống chữ nổi Braille dựa trên nguyên tắc dấu chấm. Hệ thống này thể hiện được 64 ký tự khác nhau. Mỗi chữ học hỏi được từ bóng tối khiến các em phải đánh đổi bằng cả một nghị lực phi thường.
Mất đi đôi mắt đồng nghĩa với việc mất đi 70% khả năng cảm nhận. Bù lại, nếu rèn luyện tốt, thính giác và xúc giác của các em có thể cực kỳ phát triển. Chỉ cần nghe tiếng bước chân, các em cũng có thể biết đó là ai.
Thầy Phạm Đình Thắng (cũng là một người khiếm thị) cho biết: “Tôi vẫn thường đọc sách cho các em nghe. Một hôm, có học sinh khiếm thị nói với tôi là mắt thầy đã kém hơn so với trước nhiều lắm. Tôi giật mình không hiểu vì sao em lại biết. Thì ra do trước đây khi đọc, tôi để trang sách xa mắt, nay mắt kém hơn xưa, tôi để trang sách rất gần, tạo ra âm thanh khác trước”.
Hình ảnh người mẹ lo lắng đứng ngoài cửa lớp khi cô con gái sờ từng trang giấy có chữ nổi để tập đánh vần. Một vị phụ huynh tâm sự: “Khi biết con mình như vậy, gia đình tôi sốc nặng, cảm giác như không sống nổi.
Nhưng chúng tôi biết nhiều hoàn cảnh còn khổ hơn nên hai vợ chồng động viên nhau, cháu đã bị thế này rồi lại không còn khả năng chữa chạy, nên xác định sống trong bóng đêm suốt cuộc đời còn lại. Chỉ mong được xã hội quan tâm và tạo điều kiện cho các cháu về sau”.
Sinh ra vào một ngày mưa ảm đạm trên đất Hà Nam cách đây tròn 10 năm, Thu chưa bao giờ có mắt, hay nói đúng hơn, đôi mắt của em hoàn toàn bị phủ kín bởi một làn da mỏng.
Em rụt rè khi nghe tiếng người lạ. Em nói: “Buổi tối con buồn vì nhớ nhà, con muốn được nhìn thấy giống các bạn khác và học thật giỏi để sau này làm nhiều việc có ích”. Tôi thực sự không rõ rằng, những lúc buồn em có khóc không, và khi ấy nước mắt em biết chảy về đâu?
“Chúng cháu chả bao giờ tức giận hay bực bội vì chuyện này. Đây là số phận mà mình phải chịu. Lúc nào cũng phải tươi cười chú ạ.”
Tôi rời bước khỏi cổng trường cũng là lúc màn đêm đã buông xuống từ lâu. Ánh trăng le lói không xuyên qua nổi những màn mây đen che phủ cả không gian vốn đã tĩnh lặng và tràn ngập nặng nề. Câu hát “Hỡi thế gian ơi, mặt trời kia màu gì ?” của một chàng nhạc sĩ mù năm xưa cứ văng vẳng bên tai.
Theo Lao động
Dù vẫn biết rằng trong cuộc sống này còn không ít thân phận khổ đau đang cùng thở chung với mình một bầu không khí, nhưng khi tận mắt nhìn thấy những cô cậu học trò khiếm thị bé bỏng của trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), trái tim tôi như tan vỡ.
Nhiều em đã và đang gửi gắm cuộc đời đầy bóng tối của mình dưới mái trường này, ngay từ buổi đầu cắp sách.
Không ít các em trong số này bị khiếm thị do sinh non. Đôi mắt là một trong những bộ phận phát triển sau cùng của thai nhi; ra đời trong trạng thái chưa hoàn thiện có thể dẫn đến các biến chứng tại võng mạc, thậm chí gây mù loà. Bong võng mạc được chia làm 5 giai đoạn.
Vào năm 2010, Việt Nam mới chỉ có thể chữa ở giai đoạn 3. Các trường hợp ở giai đoạn 4 và 5 sẽ bị mù hoàn toàn.
Vào buổi chiều, nhà trường tổ chức học phụ đạo cho các em khiếm thị để theo kịp chương trình. Đặc biệt, hiện đang có khoảng 60 em học sinh khiếm thị sống nội trú ngay trong trường.
Người khiếm thị sử dụng hệ thống chữ nổi Braille dựa trên nguyên tắc dấu chấm. Hệ thống này thể hiện được 64 ký tự khác nhau. Mỗi chữ học hỏi được từ bóng tối khiến các em phải đánh đổi bằng cả một nghị lực phi thường.
Thầy Phạm Đình Thắng (cũng là một người khiếm thị) cho biết: “Tôi vẫn thường đọc sách cho các em nghe. Một hôm, có học sinh khiếm thị nói với tôi là mắt thầy đã kém hơn so với trước nhiều lắm. Tôi giật mình không hiểu vì sao em lại biết. Thì ra do trước đây khi đọc, tôi để trang sách xa mắt, nay mắt kém hơn xưa, tôi để trang sách rất gần, tạo ra âm thanh khác trước”.
Nhưng chúng tôi biết nhiều hoàn cảnh còn khổ hơn nên hai vợ chồng động viên nhau, cháu đã bị thế này rồi lại không còn khả năng chữa chạy, nên xác định sống trong bóng đêm suốt cuộc đời còn lại. Chỉ mong được xã hội quan tâm và tạo điều kiện cho các cháu về sau”.
Em rụt rè khi nghe tiếng người lạ. Em nói: “Buổi tối con buồn vì nhớ nhà, con muốn được nhìn thấy giống các bạn khác và học thật giỏi để sau này làm nhiều việc có ích”. Tôi thực sự không rõ rằng, những lúc buồn em có khóc không, và khi ấy nước mắt em biết chảy về đâu?
Tôi rời bước khỏi cổng trường cũng là lúc màn đêm đã buông xuống từ lâu. Ánh trăng le lói không xuyên qua nổi những màn mây đen che phủ cả không gian vốn đã tĩnh lặng và tràn ngập nặng nề. Câu hát “Hỡi thế gian ơi, mặt trời kia màu gì ?” của một chàng nhạc sĩ mù năm xưa cứ văng vẳng bên tai.
Theo Lao động
Bình luận