Trưa 1/9, tôi ẵm con trai chưa đầy 3 tuổi vào bến xe Đắk Lắk mua vé xe 16 chỗ ngồi của nhà xe HL, thuộc Hợp tác xã (HTX) vận tải Tataco, về Quy Nhơn.
Đúng 13h30 xe xuất bến, nhưng tài xế cho chạy đi mua bố thắng, quần đảo đón khách, đến khi phụ xe thông báo trên xe đã có 19 khách và còn một vài bạn hàng chờ ở dọc đường xe mới thật sự lao đi.
Đến km82 huyện Ea H’Leo, ba khách nữa lên xe. Phụ xe năn nỉ hành khách ngồi ép vô để những người lên sau có chỗ đứng.
Một hành khách có con nhỏ ngồi ghế sau lưng tôi lên tiếng phản đối thì phụ xe chửi thề rồi phân bua với khách mới lên là: “Ghét mấy loại người ỷ bỏ ra mấy đồng rồi đòi ngồi cho rộng, phải thông cảm cho nhà xe lúc này, lúc khác chứ!”.
Chạy một lát, xe lại dừng đón thêm bốn bạn hàng “chung thủy” theo cách gọi của phụ xe. Trong số đó có một phụ nữ chừng 65 tuổi thấy xe chật lừng khừng không muốn lên. Tôi cũng động viên bà đi xe khác, bởi nếu đi thì chỉ lên nóc xe mới có chỗ ngồi thôi.
Những khách mới khi nghe tôi nói vậy nhất loạt không chịu đi. Chủ xe và tài xế liền hùng hổ tra hỏi ai nói là không có chỗ, rồi quay sang bắt chúng tôi phải ngồi ép vô để cho ba hành khách nữa lên xe.
Chủ xe hầm hầm: “Ngồi rộng rãi thoải mái từ trên phố xuống đây, trong khi bao nhiêu người phải đứng mà không biết xấu hổ, còn ngồi lù lù ra đó...”.
Khi sự việc quá căng thẳng tôi mới lên tiếng: “Ông chở cũng vừa vừa thôi, xe 16 chỗ mà ông nhét đến bao nhiêu người rồi? Tham cũng vừa vừa thôi, xảy ra chuyện thì ông gánh nổi không?”.
Nghe tôi nói, chủ xe lập tức xuống giọng: “Thôi thôi, mấy ông không nhường thì cứ ngồi yên đó. Chúng tôi chỉ nói mọi người thông cảm, nếu không thông cảm thì thôi...”.
Rồi xe vào đổ xăng. Tại đây lái xe, phụ xe đội, tháo bánh trước thay bố thắng.
Việc xe hư hỏng bất ngờ phải sửa chữa dọc đường không có gì lạ với cánh lái xe, nhưng việc thay bố thắng giữa đường chứng tỏ nhà xe đã biết trước xe hết bố thắng nhưng vẫn chạy, tranh thủ ngày lễ, tết để đón khách bất chấp nguy hiểm.
Sau đó, xe bắt đầu phóng nhanh trên đường. Quốc lộ 14 từ Buôn Ma Thuột về Gia Lai mặt đường rất xấu, nhưng chiếc xe 16 chỗ đầy nghẹt khách vẫn lao như trên đường cao tốc. Xe quăng bên này, lách bên nọ... còn tài xế vẫn tay lái, tay điện thoại, đôi lúc cao hứng còn ư ử hát.
Quốc lộ 19 từ Gia Lai về cầu Bà Gi (An Nhơn, Bình Định) đường tốt hơn, tài xế cho xe chạy hết ga, hết số khiến hành khách trên xe liên tục rên, rú, kinh hãi.
Tới đèo Mang Yang, đèo An Khê thì trời mưa, đường trơn trượt nhưng vẫn không làm tài xế chùn chân ga. Tài xế vẫn vượt xe như gió, nhiều pha thắng cắm đầu để tránh người xe qua đường...
Tôi chạy xe rất nhiều năm, làm thầy dạy lái cũng trên chục khóa, gặp rất nhiều tài xế “tay lái lụa” nhưng cũng không thể hiểu nổi ai đã đào tạo ra bác tài với cái kiểu chạy xe như điên thế này!
Cái chết của người đi đường hay số phận chiếc xe và bao nhiêu hành khách dễ trở thành bi kịch trong chốc lát với kiểu chạy xe này!
Theo TTO
Đến km82 huyện Ea H’Leo, ba khách nữa lên xe. Phụ xe năn nỉ hành khách ngồi ép vô để những người lên sau có chỗ đứng.
Một hành khách có con nhỏ ngồi ghế sau lưng tôi lên tiếng phản đối thì phụ xe chửi thề rồi phân bua với khách mới lên là: “Ghét mấy loại người ỷ bỏ ra mấy đồng rồi đòi ngồi cho rộng, phải thông cảm cho nhà xe lúc này, lúc khác chứ!”.
Chạy một lát, xe lại dừng đón thêm bốn bạn hàng “chung thủy” theo cách gọi của phụ xe. Trong số đó có một phụ nữ chừng 65 tuổi thấy xe chật lừng khừng không muốn lên. Tôi cũng động viên bà đi xe khác, bởi nếu đi thì chỉ lên nóc xe mới có chỗ ngồi thôi.
Những khách mới khi nghe tôi nói vậy nhất loạt không chịu đi. Chủ xe và tài xế liền hùng hổ tra hỏi ai nói là không có chỗ, rồi quay sang bắt chúng tôi phải ngồi ép vô để cho ba hành khách nữa lên xe.
Chủ xe hầm hầm: “Ngồi rộng rãi thoải mái từ trên phố xuống đây, trong khi bao nhiêu người phải đứng mà không biết xấu hổ, còn ngồi lù lù ra đó...”.
Việc thay bố thắng giữa đường chứng tỏ nhà xe biết trước xe hết bố thắng nhưng vẫn tranh thủ chạy. |
Khi sự việc quá căng thẳng tôi mới lên tiếng: “Ông chở cũng vừa vừa thôi, xe 16 chỗ mà ông nhét đến bao nhiêu người rồi? Tham cũng vừa vừa thôi, xảy ra chuyện thì ông gánh nổi không?”.
Nghe tôi nói, chủ xe lập tức xuống giọng: “Thôi thôi, mấy ông không nhường thì cứ ngồi yên đó. Chúng tôi chỉ nói mọi người thông cảm, nếu không thông cảm thì thôi...”.
Rồi xe vào đổ xăng. Tại đây lái xe, phụ xe đội, tháo bánh trước thay bố thắng.
Việc xe hư hỏng bất ngờ phải sửa chữa dọc đường không có gì lạ với cánh lái xe, nhưng việc thay bố thắng giữa đường chứng tỏ nhà xe đã biết trước xe hết bố thắng nhưng vẫn chạy, tranh thủ ngày lễ, tết để đón khách bất chấp nguy hiểm.
Sau đó, xe bắt đầu phóng nhanh trên đường. Quốc lộ 14 từ Buôn Ma Thuột về Gia Lai mặt đường rất xấu, nhưng chiếc xe 16 chỗ đầy nghẹt khách vẫn lao như trên đường cao tốc. Xe quăng bên này, lách bên nọ... còn tài xế vẫn tay lái, tay điện thoại, đôi lúc cao hứng còn ư ử hát.
Quốc lộ 19 từ Gia Lai về cầu Bà Gi (An Nhơn, Bình Định) đường tốt hơn, tài xế cho xe chạy hết ga, hết số khiến hành khách trên xe liên tục rên, rú, kinh hãi.
Tới đèo Mang Yang, đèo An Khê thì trời mưa, đường trơn trượt nhưng vẫn không làm tài xế chùn chân ga. Tài xế vẫn vượt xe như gió, nhiều pha thắng cắm đầu để tránh người xe qua đường...
Tôi chạy xe rất nhiều năm, làm thầy dạy lái cũng trên chục khóa, gặp rất nhiều tài xế “tay lái lụa” nhưng cũng không thể hiểu nổi ai đã đào tạo ra bác tài với cái kiểu chạy xe như điên thế này!
Cái chết của người đi đường hay số phận chiếc xe và bao nhiêu hành khách dễ trở thành bi kịch trong chốc lát với kiểu chạy xe này!
Theo TTO
Bình luận