Dịp Tết, các công viên, bến xe tại TP HCM sẽ có 11 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4-5 sao kèm máy ATM để phục vụ người dân và du khách.
Trao đổi với PV, ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, việc xây dựng các công trình này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, các ngân hàng sẽ chi trả toàn bộ chi phí với số vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng mỗi cái (diện tích 60 m2).
Sở Giao thông Vận tải là cơ quan được UBND TP HCM giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện lắp đặt thí điểm các công trình này với yêu cầu đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị và bố trí các mảng xanh che chắn xung quanh, đủ ánh sáng hoạt động 24/24, thuận tiện cho việc tiếp cận và sử dụng của người dân.
Vị trí xây 11 nhà vệ sinh công cộng và trạm ATM tại các công viên 23/9, Tao Đàn, Lê Văn Tám, Gia Định, bến xe Chợ Lớn, bến xe Đầm Sen và sẽ được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Nhà vệ sinh công cộng kiêm tiệm tạp hóa thường thấy trên các tuyến đường tại khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn |
Các nhà vệ sinh này đều phải đảm bảo tiêu chuẩn 4-5 sao. Do còn chưa đầy một tháng nữa là Tết nên chỉ có thể hoàn thành khoảng 3 nhà vệ sinh kèm máy ATM để phục vụ người dân.
"Nhà nước không tốn đồng nào và khi đưa vào sử dụng sẽ miễn phí hoàn toàn. Các đơn vị này cũng phụ trách việc thuê nhân công lau chùi tại các nhà vệ sinh này và cả chi phí điện, nước. Theo yêu cầu của UBND TP, tại các điểm này không được quảng cáo mà chỉ có các áp phích tuyên truyền, cổ động", ông Cường nói và cho biết nếu việc thí điểm thành công, thành phố sẽ cho phép nhân rộng mô hình này.
Tại TP HCM, dù số lượng người dân đông nhất nước, mỗi năm lại đón hơn 60% lượng khách du lịch của cả nước, song nhà vệ sinh công cộng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân của người dân. Tổng cộng trên địa bàn TP HCM có khoảng 170 nhà vệ sinh công cộng lắp đặt trên nhiều tuyến đường, công viên tập trung nhiều ở khu vực quận 1 chủ yếu phục vụ khách vãng lai, khách du lịch.
Quyết định 225 của Tổng cục Du lịch năm 2012 quy định về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch nêu rõ "nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch phải đáp ứng điều kiện bảo đảm vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế". Ngoài ra còn có các tiêu chí khác như có biển báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đặt ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, thông thoáng, sạch sẽ và phải hoạt động 24/24.
Theo VNE
"Nhà nước không tốn đồng nào và khi đưa vào sử dụng sẽ miễn phí hoàn toàn. Các đơn vị này cũng phụ trách việc thuê nhân công lau chùi tại các nhà vệ sinh này và cả chi phí điện, nước. Theo yêu cầu của UBND TP, tại các điểm này không được quảng cáo mà chỉ có các áp phích tuyên truyền, cổ động", ông Cường nói và cho biết nếu việc thí điểm thành công, thành phố sẽ cho phép nhân rộng mô hình này.
Tại TP HCM, dù số lượng người dân đông nhất nước, mỗi năm lại đón hơn 60% lượng khách du lịch của cả nước, song nhà vệ sinh công cộng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân của người dân. Tổng cộng trên địa bàn TP HCM có khoảng 170 nhà vệ sinh công cộng lắp đặt trên nhiều tuyến đường, công viên tập trung nhiều ở khu vực quận 1 chủ yếu phục vụ khách vãng lai, khách du lịch.
Quyết định 225 của Tổng cục Du lịch năm 2012 quy định về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch nêu rõ "nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch phải đáp ứng điều kiện bảo đảm vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế". Ngoài ra còn có các tiêu chí khác như có biển báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đặt ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, thông thoáng, sạch sẽ và phải hoạt động 24/24.
Theo VNE
Bình luận