• Zalo

TP.HCM: Sống động chương trình nghệ thuật ‘Dòng sông kể chuyện’

Tin nhanh 24hChủ Nhật, 06/08/2023 23:07:55 +07:00Google News

“Dòng sông kể chuyện” - tái hiện lịch sử hình thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM kết hợp các loại hình nghệ thuật từ dân gian đến đương đại.

Tối 6/8, tại cảng Sài Gòn (quận 4, TP.HCM) diễn ra chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” nằm trong khuôn khổ Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ nhất năm 2023 do UBND TP.HCM tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ hội sông nước TP.HCM. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ hội sông nước TP.HCM. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chương trình nghệ thuật có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình cũng có sự tham gia biểu diễn của 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc…

Chương trình nghệ thuật có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình cũng có sự tham gia biểu diễn của 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc…

“Dòng sông kể chuyện” là chương trình nghệ thuật tái hiện các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển gắn với sông Sài Gòn, con sông của một trong những trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất nước; tái hiện sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM trong hơn 300 năm qua với 5 chương biểu diễn gồm: Khẩn hoang, Xây thành, Trên bến dưới thuyền, Thương cảng phồn vinh, Rực rỡ thành phố bên sông.

Tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Tái hiện hình ảnh trong chương Xây thành: đưa khán giả ngược dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định - toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.

Tái hiện hình ảnh trong chương Xây thành: đưa khán giả ngược dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định - toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.

Chương trình còn sử dụng những công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại bao gồm nghệ thuật chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước trên mặt sông; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show và pháo hoa.

TP.HCM: Sống động chương trình nghệ thuật ‘Dòng sông kể chuyện’ - 5
Chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show.

Chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show.

Không chỉ tái hiện dòng chảy lịch sử của Thành phố, chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” là chương trình biểu diễn được tổ chức trong một không gian độc đáo: “Trên bến” là cảng Sài Gòn - thương cảng có tuổi đời hơn 160 năm với tầm nhìn hướng về trung tâm thành phố có các công trình ghi dấu ấn về sự phát triển TP.HCM hơn 300 năm qua, như Cột cờ Thủ Ngữ, Bến Bạch Đằng và các công trình hiện đại; “Dưới thuyền” chính là mặt sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM.

Một số hình ảnh trong chương "Rực rỡ thành phố bên sông": khắc họa một TP.HCM trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.

Một số hình ảnh trong chương "Rực rỡ thành phố bên sông": khắc họa một TP.HCM trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.

Phát biểu tại chương trình nghệ thuật, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định: Theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển. Từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khát vọng về một thành phố đậm chất “từ bước chân lưu dân đến đô thị thông minh” vẫn không ngừng lưu chuyển trong huyết quản của người dân vùng đất này.

Có thể nói, sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam Bộ, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TP.HCM.

Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông. Với ý nghĩa đó, chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” ngay tại cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng; như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.

Chương trình cũng là lời chào của TP.HCM, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai; là thông điệp của Thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bạn bè năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển. 

Tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ nhất năm 2023 còn là hoạt động nhằm nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào của người dân về lịch sử của Thành phố và phát huy tiềm năng vốn có, khai thác tối đa giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của dòng sông Sài Gòn; thúc đẩy truyền thông và quảng bá về các làng nghề truyền thống, các biểu tượng du lịch và điểm đến văn hóa, giải trí đặc trưng nhất của Thành phố, góp phần định vị thương hiệu đô thị sông nước giàu bản sắc của TP.HCM.

(Nguồn: Báo Tin tức )
Bình luận
vtcnews.vn