(VTC News) – Chiều 7/12, ông Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM cho biết, do chưa đủ điều kiện thẩm tra nên HĐND TP quyết định chưa xem xét thông qua 2 tờ trình của UBND TP về việc tăng phí qua trạm và thu phí vỉa hè. Chưa hài lòng Chiều cùng ngày (7/12), các đại biểu HĐND TP.HCM thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011. Một trong những nội dung được đại biểu thảo luận tập trung là những điểm nóng về an sinh xã hội, tình trạng “hố tử thần”. Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM Phạm Văn Đông nêu: Năm 2010, TP tiếp tục chọn là năm “Nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị” nhưng chính những vấn đề sụt lún, ngập nước, kẹt xe đang từng bước làm nản lòng khách du lịch và các nhà đầu tư. Mỹ quan đô thị vẫn là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước của chính quyền. Các đại biểu Đặng Văn Khoa, Tăng Cẩm Vinh, Nguyễn Đăng Nghĩa đề nghị, khi có gần 60 “hố tử thần” xuất hiện khắp các quận nội thành, bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm các đơn để xuất hiện “hố tử thần” trước dân, còn phải yêu cầu đền bù thiệt hại và khắc phục. Liên quan đến “hố tử thần”, đại biểu Trần Quang Phượng đề xuất TP cần tổng rà soát và đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng (ống cấp nước, thoát nước…) đã cũ. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng TPHCM không thể cứ bị động đối với chuyện chống ngập, hố “tử thần”. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế cũng thu hút được sự chú ý của các đại biểu HĐND TP. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP phấn đấu cho năm sau của TP.HCM là 12% được cho là khả quan. Dù vậy, rất nhiều đại biểu cho rằng “đây là mức tăng trưởng chưa xứng tầm, nếu TP.HCM không có chiến lược phát triển căn bản về KHCN, không có được sản phẩm đóng vai trò chủ lực của quốc gia, cạnh tranh được trên thị trường thế giới thì vai trò của TP đối với khu vực sẽ giảm dần” – đại biểu Võ Văn Sen nói Để phát triển hơn trong thời gian tới, các đại biểu cũng đề nghị lãnh đạo TP cần phải có định hướng rõ ràng, tránh đầu tư dàn trải. Đại biểu Trương Thị Minh Hương đề nghị UBND TP xác định ngành nghề nào mang lại lợi nhuận cao nhất, sức cạnh tranh cao nhất thì mới nên đầu tư phát triển, chứ không cần phải đầu tư đủ các loại ngành nghề, và kết quả mang lại thì không cao. Chưa thông qua đề nghị tăng phí qua trạm, thu phí vỉa hè Một trong những lý do HĐND TP bác đề nghị tăng phí và áp dụng một số loại phí mới của UBND TP là chưa đủ điều kiện để thẩm tra. Theo đại biểu Phạm Minh Trí, muốn thu phí dịch vụ đường bộ thì phải có lộ trình, báo cáo thu - chi, đầu tư, thời gian thu phí bao lâu. Tất cả những điểm đó UBND TP chưa xác định được trong tờ trình. Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hiện nay, TP.HCM đang thiếu rất nhiều không gian công cộng. Chức năng của vỉa hè là không gian công cộng dành cho người đi bộ chứ không phải cho hàng quán, bãi giữ xe. Nay lại hợp thức hóa thương mại trên vỉa hè thì người đi bộ đi ở đâu? Ngoài ra, người dân sử dụng vìa hè, lòng đường để làm ăn, buôn bán, kinh doanh tại 112 tuyến đường của 16 quận huyện đều phải trả phí với mức từ thấp nhất là 1.717 đồng/m2/tháng đến 150.000 đồng/m2/tháng. Việt Dũng"Hố tử thần" xuất hiện không phải do nguyên nhân khách quan (Ảnh: Internet)
Trao đổi cùng VTC News vào chiều 7/12, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Phạm Văn Đông cho biết, tại kỳ họp này HĐND chưa thông qua 2 tờ trình của UBND TP về việc tăng phí dịch vụ đường bộ qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội, đường Kinh Dương Vương, cầu và đường Bình Triệu 2 và đề nghị thu phí sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè.
Trước đó, theo tờ trình của UBND TP, các mức thu phí nói trên đã được đề nghị được tăng từ 1,5 đến 1,7 lần so với mức thu hiện tại (được quyết định từ năm 2001. Riêng mức thu phí sử dụng một phần lòng đường, vìa hè, theo Tờ trình 6097 cho Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài ký, người dân nếu có ô tô đậu trên vìa hè có thể phải trả mức cao nhất lên đến 450.000 đồng/lần. Mức thu này sẽ áp dụng ở 73 tuyến đường của 11 quận huyện từ nội đến ngoại thành.
Bình luận