Chip gián điệp đã gây xôn xao khoảng hai năm trước khi Trung Quốc bị cáo buộc đưa các thiết bị này vào máy chủ của khoảng 30 công ty Mỹ. Đây là những con chip cực nhỏ đặt trong các máy chủ mà mắt thường khó nhìn thấy hoặc thậm chí được kết hợp trong mạch điện.
Với các thiết kế mạch bán dẫn ngày càng phức tạp, công việc thiết kế ngày càng được chia sẻ giữa các tác nhân khác nhau. Ở giai đoạn này, các chip gián điệp có thể được nhúng vào mạch. Để không bị phát hiện, chip gián điệp có thể được ẩn giấu trong chất bán dẫn và bảng mạch với thiết kế ngụy trang giống một phần của mạch. Chip gián điệp có thể nhận tín hiệu để các bên thứ ba có thể kiểm soát hoặc gây ra sự cố cho thiết bị bị cấy tại bất kỳ thời điểm nào.
Hệ thống mà Toshiba phát triển được gọi là Htfinder có chức năng xác định xem một chất bán dẫn có chứa các chip gián điệp hay không dựa trên cấu trúc của các mạch. HTfinder có thể tạo ra kết quả trong khoảng hai tuần. Chi phí dự kiến dao động trong khoảng 19.444 USD cho mỗi sản phẩm được phân tích, mặc dù mức phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại phần cứng.
Các cuộc tấn công mạng thông thường thường dựa vào phần mềm độc hại. Ngành công nghiệp an ninh mạng được cho là đang lên tiếng cảnh báo về các chip gián điệp vì chúng có thể được sản xuất hàng loạt và rất khó truy tìm.
Bình luận