(VTC News) – Những doanh nhân trẻ Việt Nam đã được học hỏi một số mô hình quản trị sáng tạo khi lắng nghe những chia sẻ của GS.TS Wim Vanhaverbeke.
Các diễn giả của Hội thảo đại diện cho kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam. Đó là GS.TS Wim Vanhaverbeke, Giáo sư tại Trưởng Kinh doanh ESADE, Top 50 diễn giả thế giới về quản trị sáng tạo và Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình (tại Hà Nội) và Phó Chủ tịch Đại học FPT Nguyễn Thành Nam (tại HCM).
Tại hội thảo, GS.TS Wim Vanhaverbeke đưa ra một số mô hình quản trị sáng tạo mở mà nhờ đó, các doanh nghiệp bên bờ vực phá sản đã phát triển thành những doanh nghiệp trăm triệu đô.
Để có sự phát triển thần kỳ như vậy, các doanh nghiệp này đã xây dựng được mô hình quản trị sáng tạo mở, không những khuyến khích tối đa sự phát huy sáng tạo trong nội bộ mà còn thu hút được nhiều ý tưởng sáng tạo bên ngoài đến với doanh nghiệp.
Những ý tưởng đó, sau khi được doanh nghiệp tinh lọc, phát triển sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ mới và đưa ra “thử” phản ứng của thị trường.
Quy trình này được các doanh nghiệp rút gọn tới mức tối đa, có thể chỉ trong vài tháng thay vì hàng năm trước kia. Nhờ đó, sản phẩm được tung ra sớm, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của xã hội. Đặc biệt, những mô hình này có thể áp dụng được với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nên những bước tăng trưởng đột phá.
Ông Trương Gia Bình, lãnh đạo tập đoàn FPT đã chia sẻ về những rào cản trong việc đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam, từ đó, dẫn dắt các doanh nhân cùng đi tìm giải pháp.
Những lãnh đạo doanh nghiệp trẻ đã cảm thấy rất hứng thú khi nghe TS Trương Gia Bình chia sẻ phương pháp để xây dựng được môi trường khuyến khích sáng tạo, thu hút được nhiều ý tưởng.
Bên cạnh đó, những lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cũng tìm ra cách thức để có nhiều sản phẩm dịch vụ độc đáo, mở ra được nhiều thị trường mới.
Đặc biệt, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cảm thấy rất thú vị khi biết mô hình quản trị sáng tạo của FPT được đúc kết bằng lý thuyết kiến tạo của người Do Thái.
Nói về việc mời GS.TS Wim Vanhaverbeke sang Việt Nam, TS. Trần Phương Lan, Viện phó Viện quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT cho biết: “Đã đến lúc các doanh nhân Việt cần quan tâm sâu sắc đến công tác quản trị sáng tạo để thu nhận được nhiều ý tưởng mới, độc đáo, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh”.
TS Phương Lan cũng kỳ vọng những chia sẻ của các diễn giả sẽ giúp các doanh nhân có thể áp dụng những mô hình sáng tạo mới từ thế giới để tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp mình.
Thông tin được chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới - Bài học cho lãnh đạo Việt Nam” do Viện Quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT phối hợp với Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Vân Anh
Các diễn giả của Hội thảo đại diện cho kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam. Đó là GS.TS Wim Vanhaverbeke, Giáo sư tại Trưởng Kinh doanh ESADE, Top 50 diễn giả thế giới về quản trị sáng tạo và Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình (tại Hà Nội) và Phó Chủ tịch Đại học FPT Nguyễn Thành Nam (tại HCM).
GS.TS Wim Vanhaverbeke, Giáo sư tại Trưởng Kinh doanh ESADE, Top 50 diễn giả thế giới về quản trị sáng tạo |
Để có sự phát triển thần kỳ như vậy, các doanh nghiệp này đã xây dựng được mô hình quản trị sáng tạo mở, không những khuyến khích tối đa sự phát huy sáng tạo trong nội bộ mà còn thu hút được nhiều ý tưởng sáng tạo bên ngoài đến với doanh nghiệp.
Những ý tưởng đó, sau khi được doanh nghiệp tinh lọc, phát triển sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ mới và đưa ra “thử” phản ứng của thị trường.
Quy trình này được các doanh nghiệp rút gọn tới mức tối đa, có thể chỉ trong vài tháng thay vì hàng năm trước kia. Nhờ đó, sản phẩm được tung ra sớm, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của xã hội. Đặc biệt, những mô hình này có thể áp dụng được với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nên những bước tăng trưởng đột phá.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ tại hội thảo |
Những lãnh đạo doanh nghiệp trẻ đã cảm thấy rất hứng thú khi nghe TS Trương Gia Bình chia sẻ phương pháp để xây dựng được môi trường khuyến khích sáng tạo, thu hút được nhiều ý tưởng.
Bên cạnh đó, những lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cũng tìm ra cách thức để có nhiều sản phẩm dịch vụ độc đáo, mở ra được nhiều thị trường mới.
Đặc biệt, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cảm thấy rất thú vị khi biết mô hình quản trị sáng tạo của FPT được đúc kết bằng lý thuyết kiến tạo của người Do Thái.
Nói về việc mời GS.TS Wim Vanhaverbeke sang Việt Nam, TS. Trần Phương Lan, Viện phó Viện quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT cho biết: “Đã đến lúc các doanh nhân Việt cần quan tâm sâu sắc đến công tác quản trị sáng tạo để thu nhận được nhiều ý tưởng mới, độc đáo, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh”.
TS Phương Lan cũng kỳ vọng những chia sẻ của các diễn giả sẽ giúp các doanh nhân có thể áp dụng những mô hình sáng tạo mới từ thế giới để tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp mình.
Thông tin được chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới - Bài học cho lãnh đạo Việt Nam” do Viện Quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT phối hợp với Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Vân Anh
Bình luận