(VTC News) – Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời về việc có thông tin cho rằng có tổ chức phản động đứng sau những người tự ứng cử.
Trong buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội khóa XIII không có cuộc đánh giá nào về đại biểu tự ứng cử mà chỉ có đánh giá chung về việc hoàn thành nhiệm vụ của các đại biểu.
“Rất đáng tiếc Quốc hội khoá XIII có 2 đại biểu nữ tự ứng cử bị bãi miễn”, ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội cũng khẳng định: “Tôi cho rằng đại biểu tự ứng cử hay được đề cử trong Quốc hội không có sự phân biệt, đều rất tích cực phát biểu”.
Quốc hội khóa XIV có nhiều đại biểu Quốc hội tự ứng cử. Trong đó, Hà Nội có 48 người tự ứng cử sau hiệp thương vòng 2.
“Điều này rất tốt, chứng tỏ người dân thấy vị trí của diễn đàn Quốc hội. Còn sự tín nhiệm đến đâu là do người dân”, ông Phúc thông tin.
Bên cạnh đó, trước đây có thông tin tổ chức phản động đứng sau một số ứng viên tự ứng cử và Mặt trận Tổ quốc yêu cầu làm rõ để khỏi ảnh hưởng đến các ứng viên.
“Việc này đã làm đến đâu và nếu phát hiện thì xử lý thế nào. Có ứng viên đưa công khai lên mạng việc lấy tín nhiệm cử tri không minh bạch, quan điểm của Quốc hội về vấn đề này?”, phóng viên đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hạnh Phúc.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Vừa rồi chúng tôi mới nhận được thư kiến nghị của ông Nguyễn Quang A và đã có trả lời là không có việc đó. Đây là ý kiến cá nhân chứ không phải ý kiến của tiểu ban an ninh quốc phòng. Cá nhân đưa thông tin lên mạng thì đó là quyền của cá nhân”.
Hiện nay, công tác bầu cử đang trong quá trình hiệp thương nên chưa biết người nào vào danh sách để đưa ra cho cử tri bầu.
“Thời gian vận động bầu cử phải đúng quy định của luật pháp. Quy định phải lấy ý kiến người dân nơi cư trú, vì không ai hiểu người ứng cử bằng người dân nơi họ sinh sống, về đạo đức, gia đình, nhân cách như thế nào”, ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết, nếu trên 50% cử tri nơi cư trú ủng hộ thì các đại biểu mới được giới thiệu ra để người dân bầu. Dưới 50% cử tri nơi cư trú đồng tình thì đương nhiên không được giới thiệu.
“Chúng tôi đi đến các nơi, ở đâu địa phương cũng có bản lí lịch đọc cho cử tri, để họ đánh giá rồi biểu quyết. Vấn đề này đã có quy định”, ông Phúc thông tin.
Phạm Thịnh
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Rất đáng tiếc Quốc hội khoá XIII có 2 đại biểu nữ tự ứng cử bị bãi miễn”, ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội cũng khẳng định: “Tôi cho rằng đại biểu tự ứng cử hay được đề cử trong Quốc hội không có sự phân biệt, đều rất tích cực phát biểu”.
Quốc hội khóa XIV có nhiều đại biểu Quốc hội tự ứng cử. Trong đó, Hà Nội có 48 người tự ứng cử sau hiệp thương vòng 2.
“Điều này rất tốt, chứng tỏ người dân thấy vị trí của diễn đàn Quốc hội. Còn sự tín nhiệm đến đâu là do người dân”, ông Phúc thông tin.
Bên cạnh đó, trước đây có thông tin tổ chức phản động đứng sau một số ứng viên tự ứng cử và Mặt trận Tổ quốc yêu cầu làm rõ để khỏi ảnh hưởng đến các ứng viên.
“Việc này đã làm đến đâu và nếu phát hiện thì xử lý thế nào. Có ứng viên đưa công khai lên mạng việc lấy tín nhiệm cử tri không minh bạch, quan điểm của Quốc hội về vấn đề này?”, phóng viên đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hạnh Phúc.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Vừa rồi chúng tôi mới nhận được thư kiến nghị của ông Nguyễn Quang A và đã có trả lời là không có việc đó. Đây là ý kiến cá nhân chứ không phải ý kiến của tiểu ban an ninh quốc phòng. Cá nhân đưa thông tin lên mạng thì đó là quyền của cá nhân”.
Hiện nay, công tác bầu cử đang trong quá trình hiệp thương nên chưa biết người nào vào danh sách để đưa ra cho cử tri bầu.
“Thời gian vận động bầu cử phải đúng quy định của luật pháp. Quy định phải lấy ý kiến người dân nơi cư trú, vì không ai hiểu người ứng cử bằng người dân nơi họ sinh sống, về đạo đức, gia đình, nhân cách như thế nào”, ông Phúc nói.
Video: Khi nghệ sĩ tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Tổng thư ký Quốc hội cho biết, nếu trên 50% cử tri nơi cư trú ủng hộ thì các đại biểu mới được giới thiệu ra để người dân bầu. Dưới 50% cử tri nơi cư trú đồng tình thì đương nhiên không được giới thiệu.
“Chúng tôi đi đến các nơi, ở đâu địa phương cũng có bản lí lịch đọc cho cử tri, để họ đánh giá rồi biểu quyết. Vấn đề này đã có quy định”, ông Phúc thông tin.
Phạm Thịnh
Bình luận