Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố 'Ukraine cần chấm dứt tình trạng bạo lực ở các khu vực miền Đông trong tuần này'.
Ukraine cần chấm dứt tình trạng bạo lực ở các khu vực miền Đông trong tuần này. Tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đưa ra ngày 8/6 tại phiên họp đầu tiên của nhóm tiếp xúc về thực thi kế hoạch hòa bình ở khu vực miền Đông đất nước.
Tổng thống Poroshenko nêu rõ không thể chấp nhận được khi mỗi ngày lại có thêm dân thường bị giết chết và Ukraine đang phải trả giá đắt cho việc này, do vậy, trước hết, cần phải tái thiết các hoạt động ở biên giới đất nước nhằm đảm bảo an ninh cho mỗi người dân Ukraine, những người sống ở vùng Donbass, bất kể quan điểm chính trị của họ là gì.
Ngoài ra, người đứng đầu Ukraine cũng nhấn mạnh các bên cần phải thực thi nghiêm túc thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề lễ kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ xuống bờ biển Normandy tại Pháp.
Cùng ngày, trong một bước đi nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo lực tại Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter đã bổ nhiệm nhà ngoại giao Thụy Sĩ, bà Heidi Tagliavini làm trung gian hòa giải tại các cuộc đàm phán giữa Matxcơva và Kiev. Ông Burkhalter nhấn mạnh, việc chấm dứt tình trạng đổ máu là điều kiện tiên quyết để bình ổn tình hình ở Ukraine, cũng như giải quyết khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossyia 24, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev khẳng định mối quan hệ giữa Nga với tân Tổng thống Ukraine sẽ phụ thuộc vào những hành động cụ thể của ông Poroshenko, trong đó có việc chấm dứt tình trạng đổ máu, cũng như ngừng sử dụng quân đội và máy bay tiêm kích để chống lại người dân vô tội.
Trước những thông tin về khả năng Liên hợp quốc sẽ gửi các binh sĩ thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, đặc biệt là khu vực miền Đông, Đại sứ Vitaly Churkin, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an khẳng định Liên hợp quốc sẽ "không hành động như vậy nếu không có sự chấp thuận của Ukraine."
Đại sứ Churkin nhấn mạnh, ở thời điểm hiện tại, Liên hợp quốc chỉ tính tới việc cứu trợ nhân đạo cho người dân miền Đông Ukraine.
Vietnam+
Ukraine cần chấm dứt tình trạng bạo lực ở các khu vực miền Đông trong tuần này. Tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đưa ra ngày 8/6 tại phiên họp đầu tiên của nhóm tiếp xúc về thực thi kế hoạch hòa bình ở khu vực miền Đông đất nước.
Tổng thống Poroshenko nêu rõ không thể chấp nhận được khi mỗi ngày lại có thêm dân thường bị giết chết và Ukraine đang phải trả giá đắt cho việc này, do vậy, trước hết, cần phải tái thiết các hoạt động ở biên giới đất nước nhằm đảm bảo an ninh cho mỗi người dân Ukraine, những người sống ở vùng Donbass, bất kể quan điểm chính trị của họ là gì.
Miền Đông, Ukraine, Petro Poroshenko, Tình trạng bạo lực, Vladimir Putin, Angela Merkel, Francois Hollande, Quân đội, Máy bay, Liên hợp quốc |
Ngoài ra, người đứng đầu Ukraine cũng nhấn mạnh các bên cần phải thực thi nghiêm túc thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề lễ kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ xuống bờ biển Normandy tại Pháp.
Cùng ngày, trong một bước đi nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo lực tại Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter đã bổ nhiệm nhà ngoại giao Thụy Sĩ, bà Heidi Tagliavini làm trung gian hòa giải tại các cuộc đàm phán giữa Matxcơva và Kiev. Ông Burkhalter nhấn mạnh, việc chấm dứt tình trạng đổ máu là điều kiện tiên quyết để bình ổn tình hình ở Ukraine, cũng như giải quyết khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.
Video Không quân Ukraine bắn tên lửa vào miền Đông
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossyia 24, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev khẳng định mối quan hệ giữa Nga với tân Tổng thống Ukraine sẽ phụ thuộc vào những hành động cụ thể của ông Poroshenko, trong đó có việc chấm dứt tình trạng đổ máu, cũng như ngừng sử dụng quân đội và máy bay tiêm kích để chống lại người dân vô tội.
Trước những thông tin về khả năng Liên hợp quốc sẽ gửi các binh sĩ thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, đặc biệt là khu vực miền Đông, Đại sứ Vitaly Churkin, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an khẳng định Liên hợp quốc sẽ "không hành động như vậy nếu không có sự chấp thuận của Ukraine."
Đại sứ Churkin nhấn mạnh, ở thời điểm hiện tại, Liên hợp quốc chỉ tính tới việc cứu trợ nhân đạo cho người dân miền Đông Ukraine.
Vietnam+
Bình luận