“Năm 1960, thời điểm tổng thống Philippines đương nhiệm còn đang học đại học, phong trào dân tộc cực đoan đang tồn tại trong giới sinh viên, Chính điều đó đã khiến ông Duterte nuôi trong mình tư tưởng xây dựng một Philippines thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ”, ông Duterte cho hay.
Cộng thêm vào đó, việc Washington liên tục lên tiếng chỉ trích chiến dịch truy quét ma túy đẫm máu của Tổng thống Philippines kể từ khi ông lên nắm quyền càng khiến cho vị tổng thống nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc này phật lòng và cho rằng Mỹ không tôn trọng ông, đồng nghĩa với việc họ không tôn trọng Philippines.
Trong một bài phát biểu không lâu trước khi diễn ra cuộc gặp cao cấp giữa nguyên thủ Philippines và Mỹ diễn ra tại Lào hồi tháng 9, Tổng thống Philippines cũng khiến cả thế giới chứ không riêng gì người Mỹ ngỡ ngàng khi buông lời thóa mạ ông Obama.
Động thái này theo ông Kusaka chỉ củng cổ thêm cho luận điểm của những người ủng hộ Tổng thống Philippines rằng ông đang cố tách Philippines ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
“Nước Mỹ kể từ sau cuộc xâm lược Philippines vào đầu thế kỷ XX đã nắm giữ những ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự nhất định ở quốc gia Đông Nam Á này. Cho rằng đường lối thân Mỹ không thể bị lung lay, Washington đã không “nuôi cá trong rọ”. Và lúc này chính Mỹ đã phải lâm vào tình thế gay go khi con cá này thoát khỏi rọ”, chuyên gia người Nhật nhận định.
Ông này cũng khẳng định rằng việc Philippines xích lại gần Trung Quốc là một sai lầm của Tổng thống Obama và rất có thể sau các phát ngôn “xa Mỹ”, ông Duterte đang tính đến chuyện xấy dựng nền kinh tế Philippines không còn chịu lệ thuộc vào Washington.
Video: Tổng thống Philippines phát ngôn sốc, nói Obama nên xuống địa ngục
“Trên nền kim ngạch thương mại của Philippines và Mỹ phần nào suy giảm, Philippines đang phát triển kinh doanh với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Các chủ đất lớn ở Philippines từng lập đồn điền trồng mía và bán đường cho Mỹ trở nên giàu có, nắm giữ nhiều quyền lực đã và đang điều khiển đất nước. Tổng thống Duterte sẽ đấu tranh với giới này. Bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, ông muốn thay đổi cơ cấu tầng lớp nắm giữ kinh tế ở Philippines"
Trong khi đó, nói về mối quan hệ với Nhật Bản, chuyên gia Nhật Bản cho rằng ông Duterte khá có thiện cảm với Tokyo khi khẳng định rằng Tokyo là đồng mình chính của Manila và rằng ông “muốn thiết lập với Nhật Bản một mối quan hệ ấm áp như những người anh em” trong chuyến công du chính thức đến Nhật Bản những ngày cuối tháng 9 vừa qua.
Rời Nhật Bản, ông Duterte sẽ đến Nga để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhân đây, nhà khoa học chính trị Nhật Bản cho rằng: "Ông Duterte ngưỡng mộ và đặt niềm tin vào các nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Ông tin vào khả năng xây dựng mối quan hệ thân thiện với những lãnh đạo như Tổng thống Nga. Nhưng chưa rõ, Philippines sẽ liên kết với Nga bằng cách nào".
Cuối cùng, ông khẳng định: “Con đường ngoại giao của Philippines trong tương lai vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ”.
Bình luận