“Điều tồi tệ nhất là việc người châu Âu chúng ta phải theo sau và tự thích nghi với nhịp điệu của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc", tờ Les Echos và Politico dẫn lời Tổng thống Emmanuel Macron khi ông trở về Pháp sau chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày tới Bắc Kinh.
Đề cập đến "quyền tự chủ chiến lược" của EU, nhà lãnh đạo Pháp nói rằng "EU phải làm rõ quan điểm, đánh giá điểm chung với Mỹ", song nhấn mạnh cho dù đó là về Ukraine, quan hệ với Trung Quốc hay lệnh trừng phạt, EU nên có chiến lược của mình.
Theo Tổng thống Emmanuel Macron, châu Âu “không nên bị cuốn vào tình trạng rối loạn của thế giới và những cuộc khủng hoảng không liên quan đến châu Âu”.
Ông Macron đã thảo luận về vấn đề Đài Loan với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuấn trước. Văn phòng Điện Elysee của ông cho biết các cuộc đàm phán diễn ra "dày đặc và thẳng thắn" và Tổng thống Pháp lo ngại về "căng thẳng gia tăng trong khu vực" có thể dẫn đến "một tai nạn khủng khiếp".
Trong chuyến thăm, Bắc Kinh và Paris tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang.
"Pháp và Trung Quốc ủng hộ đối với tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ (P5) về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và tránh chạy đua vũ trang. Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân. Cả hai nước kêu gọi kiềm chế mọi hành động có khả năng làm trầm trọng thêm căng thẳng", tuyên bố nêu.
Hôm 6/4, bà Ursula von der Leyen cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm tới Trung Quốc trong chuyến công du được cho nhằm cải thiện quan hệ hợp tác thương mại giữa Bắc Kinh và châu Âu, cũng như tìm kiếm tiếng nói tương đồng trong các vấn đề quốc tế phức tạp.
Nhiều quan chức EU liên tục có chuyến thăm Trung Quốc. Đầu tháng 3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tới Trung Quốc. Đây là chuyến thăm lần thứ 2 của lãnh đạo một quốc gia châu Âu đến quốc gia châu Á kể từ khi Bắc Kinh gỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt phòng chống COVID-19 vào năm 2022. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới Trung Quốc.
Bình luận