Chiều 5/1, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường làm việc với ông Mã Giang Kiềm - Tổng GĐ Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (tổng thầu xây lắp dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông), đây là lần thứ hai ông này xuất hiện tại dự án khi theo lời ông Kiềm là “tình hình đã nóng”.
Phát biểu tại cuộc họp, ông này “bày tỏ sự đáng tiếc với các sự cố xảy ra vừa qua và hứa sẽ không để xảy ra sự cố tương tự”. Theo đó, người đứng đầu tổng thầu khẳng định sẽ làm theo các yêu cầu của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong cuộc họp hôm 4/1.
Cụ thể, sẽ thay GĐ điều hành dự án, thay đổi các nhà thầu phụ theo sự giới thiệu của Bộ GTVT. Ngoài ra, ông này còn chủ động đề xuất các biện pháp như bổ sung thêm các chuyên gia, lập tổ công tác rà soát toàn bộ công trường để đảm bảo “nguy cơ mất an toàn bằng 0”.
Về nhà thầu phụ, Thứ trưởng Trường yêu cầu đưa các đơn vị mạnh nhất của ngành GTVT hiện nay như Cienco 1, Cienco 4, Tổng Cty Xây dựng Công trình Thăng Long, Tasco... vào thi công. Những hạng mục mà Việt Nam chưa làm được như lao dầm, lắp đặt tàu... Thứ trưởng Trường yêu cầu tổng thầu phải đứng thực hiện, chịu trách nhiệm.
Thứ trưởng Trường yêu cầu tư vấn giám sát phải ký hợp đồng với tư vấn giám sát trong nước ở phần xây lắp các trụ, nhà ga. Các hạng mục liên quan đến lắp ráp, vận hành tàu điện... vẫn do tư vấn giám sát Trung Quốc thực hiện.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các bên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án; chi trả nhanh cho các nhà thầu phụ Việt Nam.
Các thông tin từ cuộc họp cho thấy, dù Ban QLDA Đường sắt đã chuyển tiền cho tổng thầu nhưng tổng thầu chi trả chậm cho nhà thầu phụ Việt Nam. Có những đơn vị nợ đọng đến 50 tỷ đồng; công nhân làm 6 tháng chưa có lương.
Để các cam kết được thực hiện một cách hiệu quả, thứ trưởng Trường yêu cầu tổng thầu đưa lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật thiết kế thi công sang Việt Nam trực tiếp làm việc. Ông Mã Giang Kiềm cần sang Việt Nam mỗi quý 1 lần để giao ban tiến độ với Bộ GTVT. Thứ trưởng Trường cũng yêu cầu không được lùi tiến độ, hoàn thành dự án vào cuối năm 2015.
Theo TPO
Cụ thể, sẽ thay GĐ điều hành dự án, thay đổi các nhà thầu phụ theo sự giới thiệu của Bộ GTVT. Ngoài ra, ông này còn chủ động đề xuất các biện pháp như bổ sung thêm các chuyên gia, lập tổ công tác rà soát toàn bộ công trường để đảm bảo “nguy cơ mất an toàn bằng 0”.
Vụ sập giàn giáo ngày 28/12 |
Về nhà thầu phụ, Thứ trưởng Trường yêu cầu đưa các đơn vị mạnh nhất của ngành GTVT hiện nay như Cienco 1, Cienco 4, Tổng Cty Xây dựng Công trình Thăng Long, Tasco... vào thi công. Những hạng mục mà Việt Nam chưa làm được như lao dầm, lắp đặt tàu... Thứ trưởng Trường yêu cầu tổng thầu phải đứng thực hiện, chịu trách nhiệm.
Thứ trưởng Trường yêu cầu tư vấn giám sát phải ký hợp đồng với tư vấn giám sát trong nước ở phần xây lắp các trụ, nhà ga. Các hạng mục liên quan đến lắp ráp, vận hành tàu điện... vẫn do tư vấn giám sát Trung Quốc thực hiện.
Video: Bộ trưởng Thăng giận sôi người, mắng té tát nhà thầu Trung Quốc
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các bên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án; chi trả nhanh cho các nhà thầu phụ Việt Nam.
Các thông tin từ cuộc họp cho thấy, dù Ban QLDA Đường sắt đã chuyển tiền cho tổng thầu nhưng tổng thầu chi trả chậm cho nhà thầu phụ Việt Nam. Có những đơn vị nợ đọng đến 50 tỷ đồng; công nhân làm 6 tháng chưa có lương.
Để các cam kết được thực hiện một cách hiệu quả, thứ trưởng Trường yêu cầu tổng thầu đưa lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật thiết kế thi công sang Việt Nam trực tiếp làm việc. Ông Mã Giang Kiềm cần sang Việt Nam mỗi quý 1 lần để giao ban tiến độ với Bộ GTVT. Thứ trưởng Trường cũng yêu cầu không được lùi tiến độ, hoàn thành dự án vào cuối năm 2015.
Theo TPO
Bình luận