Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 43.342 tỷ đồng (nợ dưới 90 ngày là 11.057 tỷ đồng; nợ trên 90 ngày là 32.285 tỷ đồng). Số nợ này chiếm tỷ trọng 54,8% tổng số tiền thuế nợ.
Bên cạnh đó, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 35.727 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, tính đến thời điểm 30/11/2018, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ tại thời điểm 31/12/2017 ước đạt 28.111 tỷ đồng, bằng 67% nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày tại thời điểm 31/12/2017.
Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý nợ, ngành Thuế đã cập nhật thường xuyên các chính sách thuế mới, đăng tải các văn bản hướng dẫn về thuế và các hoạt động của ngành thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổng cục Thuế cũng đã tiếp tục chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng ngành thuế quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và Ban hành Quyết định số 1914/QĐ-TCT ngày 22/11/2018 về việc ban hành phương án xử lý nợ đọng ngành thuế quản lý.
Những ngày cuối năm, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện đôn đốc và cưỡng chế nợ, công khai thông tin nợ thuế đối với danh sách doanh nghiệp nợ thuế Tổng cục Thuế đã thông báo. Đồng thời, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ thu nợ đã giao cho các địa phương, đặc biệt là 16 địa phương điều tiết ngân sách Trung ương trong tháng cuối năm./.
Bình luận