(VTC News) – Ngày 13/12, Cơ quan công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Duy Vường – chủ hãng Rượu Nếp 29 Hà Nội.
Những người này đều được xác định đã uống rượu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội. Trong 6 mẫu rượu được lấy từ các đại lý, kết quả phân tích cho thấy có đến 5 mẫu chứa lượng methanol vượt quá quy định gần gấp 2.000 lần; trong khi, giới hạn tiêu chuẩn của methanol trong rượu chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 0,05.
Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm trên, Cục An toàn thực phẩm có văn bản số 2741/ATTP-NĐ gửi Giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức chỉ đạo và triển khai các biện pháp xử lý khẩn cấp đối với sản phẩm Rượu Nếp 29 Hà Nội trên.
Cục An toàn Thực phẩm yêu cầu nhà sản xuất dừng ngay lập tức việc sản xuất, lưu thông sản phẩm Rượu Nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013 tại cơ sở sản xuất.
Trước thực trạng rượu trong nước rất dễ bị làm giả và đang bị làm giả rất nhiều, dư luận tỏ ra lo lắng không biết có bao nhiêu nhà sản xuất rượu dám làm giống Nguyễn Văn Vường để đề phòng hậu họa. Trả lời phóng viên báo Lao động, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Hồ Văn Hải đã đưa ra lời khuyến cáo rằng “Hãy là người tiêu dùng thông thái khi chọn rượu”.
Ông Hải cho biết, để không uống phải rượu được pha chế từ cồn công nghiệp, cách dễ phát hiện nhất là nếm thử, bởi cồn methanol có vị ngọt nhẹ - là đặc tính khác biệt với cồn thực phẩm, và rượu không có mùi hương liệu tự nhiên của nguyên liệu làm ra rượu.
Nhưng làm thế nào để phân biệt được rượu giả rượu thật của các hãng rượu trong nước thì quả là điều rất khó. “Để không bị mua phải rượu giả, khách mua phải chọn từ nơi sản xuất, hoặc các đại lý tin tưởng” ông Hải nhấn mạnh.
Diệp Vy
Bị can Nguyễn Duy Vường (46 tuổi, trú quận Long Biên, Hà Nội) - Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, 2 nhân viên phụ trách kỹ thuật sản xuất rượu của công ty nói trên là Trần Xuân Mạnh và Đặng Văn Cảnh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi trên.
Như đã thông tin, từ ngày 29/11 đến 7/12/2013, tại Quảng Ninh liên tiếp xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm do rượu làm 15 người cấp cứu, trong đó có 6 người tử vong.
Đối tượng Nguyễn Duy Vường |
Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm trên, Cục An toàn thực phẩm có văn bản số 2741/ATTP-NĐ gửi Giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức chỉ đạo và triển khai các biện pháp xử lý khẩn cấp đối với sản phẩm Rượu Nếp 29 Hà Nội trên.
Cục An toàn Thực phẩm yêu cầu nhà sản xuất dừng ngay lập tức việc sản xuất, lưu thông sản phẩm Rượu Nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013 tại cơ sở sản xuất.
Trước thực trạng rượu trong nước rất dễ bị làm giả và đang bị làm giả rất nhiều, dư luận tỏ ra lo lắng không biết có bao nhiêu nhà sản xuất rượu dám làm giống Nguyễn Văn Vường để đề phòng hậu họa. Trả lời phóng viên báo Lao động, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Hồ Văn Hải đã đưa ra lời khuyến cáo rằng “Hãy là người tiêu dùng thông thái khi chọn rượu”.
Ông Hải cho biết, để không uống phải rượu được pha chế từ cồn công nghiệp, cách dễ phát hiện nhất là nếm thử, bởi cồn methanol có vị ngọt nhẹ - là đặc tính khác biệt với cồn thực phẩm, và rượu không có mùi hương liệu tự nhiên của nguyên liệu làm ra rượu.
Nhưng làm thế nào để phân biệt được rượu giả rượu thật của các hãng rượu trong nước thì quả là điều rất khó. “Để không bị mua phải rượu giả, khách mua phải chọn từ nơi sản xuất, hoặc các đại lý tin tưởng” ông Hải nhấn mạnh.
Diệp Vy
Bình luận