TGĐ Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Luôn luôn coi nội dung hấp dẫn, bổ ích là những tài sản đắt giá, quý hiếm và làm nên thương hiệu VOV.
Phát biểu tại cuộc hội thảo "Phát thanh trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông đa phương tiện" sáng 21/4, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài TNVN, Trưởng ban chỉ đạo LHPT lần thứ XII nêu rõ: Đài TNVN đang trên đường trở thành tổ hợp truyền thông với 4 loại hình báo chí gồm phát thanh, truyền hình, báo điện tử và báo in. Với 4 loại hình báo chí như vậy, Đài TNVN đã là một tổ hợp truyền thông đa phương tiện chưa?
Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, đây là vấn đề mà Đài TNVN cũng như bất kỳ cơ quan truyền thông nào cũng cần nghiên cứu thấu đáo, nghiêm túc để tìm câu trả lời thỏa đáng.
Truyền thông đa phương tiện là gì?
Ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Trước hết, chúng ta cần hiểu truyền thông đa phương tiện là gì?. Chỉ khi xác định rõ vấn đề này chúng ta mới có hướng đi đúng. Truyền thông đa phương tiện là sự chuyển tải nội dung thông tin bằng sự kết hợp của các loại hình ngôn ngữ viết, hình ảnh, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác.
Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi cả về nội dung và hình thức của các loại hình báo chí truyền thống. Internet với đặc trưng tương tác của nó, đã thu hẹp giới hạn về không gian, thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô quốc gia và thế giới.
Cùng với sự phát triển của Internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động, các thiết bị đầu cuối theo xu hướng di động hóa, cá nhân hóa cao độ, tạo nên một sức mạnh to lớn mà các loại hình truyền thống khó cạnh tranh nổi.
Ông Nguyễn Thế Kỷ phân tích, sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới, đó là tích hợp các phương tiện truyền thông. Tính đa phương tiện được biểu hiện rõ rang nhất qua sự tích hợp này. Đây là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, và chắc chắn đây là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất cả hiện tại và tương lai.
Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: “Đài TNVN cũng như nhiều cơ quan báo, đài khác muốn trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện phải tích hợp các loại hình truyền thông truyền thống, khai thác triệt để thế mạnh, tiềm năng của Internet cũng như các ứng dụng của công nghệ thông tin, nhằm tạo dựng một cơ quan thông tin mạnh có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với công chúng”.
Với mong muốn đưa Đài TNVN, ngành phát thanh truyền hình Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Thế Kỷ, chúng ta cần nắm bắt các xu hướng của truyền thông thế giới: thực hiện truyền thông đa nền tảng; mạng truyền thông xã hội sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và tạo ra thế cạnh tranh gay gắt giữa màn hình to và màn hình siêu nhỏ; ứng dụng công nghệ kỹ thuật số là tất yếu; nội dung chương trình luôn là yếu tố quyết định sự thành công.
Từ xu hướng trên, Đài TNVN và các cơ quan báo đài khác cần phải làm gì, làm thế nào để không bị tụt hậu, để tồn tại và phát triển.
VOV lấy tiêu chí “lấy thính giả, khán giả, độc giả làm trung tâm"
Chia sẻ những kinh nghiệm của Đài TNVN, ông Nguyễn Thế Kỷ cho biết, trong thời gian tới, Đài TNVN sẽ thực hiện những công việc sau đây:
“Sắp xếp, củng cố, thống nhất (trong sự đa dạng, bằng cách tổ hợp) các binh chủng đã có: phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in, tạo sự thống nhất, giao thoa, tương tác, tương hỗ lẫn nhau giữa các loại hình báo chí.
Tích hợp nội dung và truyền phát online sẽ là xu thế chủ đạo trong thời gian tới để đảm bảo rằng công chúng của VOV có thể nghe thông tin trên các kênh phát thanh, nghe xem thông tin qua kênh truyền hình của VOV, tiếp cận các thông tin đó trên báo điện tử VOV.VN.
Đổi mới công nghệ, thiết bị phát thanh truyền hình: tiến tới chuyển sang phát thanh truyền hình kỹ thuật số theo tiêu chuẩn quốc gia mới đã được chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuẩn phát sóng kỹ thuật số đối với phát thanh.
Thành lập chuỗi giá trị phát thanh, truyền hình kỹ thuật số bao gồm các đơn vị sản xuất nội dung, đơn vị tích hợp thông tin, đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật, đơn vị cung cấp và phân phối dịch vụ…
Đổi mới toàn diện nội dung đối với các khối biên tập: hướng đến tiêu chí “lấy thính giả, khán giả, độc giả” làm trung tâm. Sản xuất và phát sóng những gì công chúng cần chứ không sản xuất và phát sóng những gì Đài có. Luôn luôn coi nội dung hấp dẫn, bổ ích là những tài sản đắt giá, quý hiếm và làm nên thương hiệu VOV.
Sử dụng các trang mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả để quảng bá, làm tăng giá trị của các sản phẩm phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Xác định cách làm báo chí hiệu quả trong môi trường công nghệ thông tin và trang mạng xã hội phát triển, trong bối cảnh ai cũng có thể làm báo với một chiếc điện thoại di động thông minh.
Đổi mới hệ thống quản trị về nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, vật lực của VOV để đáp ứng vận hành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Thành lập đội ngũ lập kế hoạch chiến lược để hoạch định sự phát triển của VOV trong thời gian tới. Xây dựng một tổ hợp truyền thông đa phương tiện mà không có quy hoạch tổng thể sẽ vừa lãng phí, vừa làm giảm hiệu quả cũng như uy tín của Đài TNVN đối với công chúng”.
Nguồn: VOV
Phát biểu tại cuộc hội thảo "Phát thanh trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông đa phương tiện" sáng 21/4, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài TNVN, Trưởng ban chỉ đạo LHPT lần thứ XII nêu rõ: Đài TNVN đang trên đường trở thành tổ hợp truyền thông với 4 loại hình báo chí gồm phát thanh, truyền hình, báo điện tử và báo in. Với 4 loại hình báo chí như vậy, Đài TNVN đã là một tổ hợp truyền thông đa phương tiện chưa?
Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, đây là vấn đề mà Đài TNVN cũng như bất kỳ cơ quan truyền thông nào cũng cần nghiên cứu thấu đáo, nghiêm túc để tìm câu trả lời thỏa đáng.
Truyền thông đa phương tiện là gì?
Ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Trước hết, chúng ta cần hiểu truyền thông đa phương tiện là gì?. Chỉ khi xác định rõ vấn đề này chúng ta mới có hướng đi đúng. Truyền thông đa phương tiện là sự chuyển tải nội dung thông tin bằng sự kết hợp của các loại hình ngôn ngữ viết, hình ảnh, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài TNVN, Trưởng ban chỉ đạo LHPT lần thứ XII phát biểu ý kiến tại hội thảo. |
Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi cả về nội dung và hình thức của các loại hình báo chí truyền thống. Internet với đặc trưng tương tác của nó, đã thu hẹp giới hạn về không gian, thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô quốc gia và thế giới.
Cùng với sự phát triển của Internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động, các thiết bị đầu cuối theo xu hướng di động hóa, cá nhân hóa cao độ, tạo nên một sức mạnh to lớn mà các loại hình truyền thống khó cạnh tranh nổi.
Ông Nguyễn Thế Kỷ phân tích, sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới, đó là tích hợp các phương tiện truyền thông. Tính đa phương tiện được biểu hiện rõ rang nhất qua sự tích hợp này. Đây là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, và chắc chắn đây là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất cả hiện tại và tương lai.
Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: “Đài TNVN cũng như nhiều cơ quan báo, đài khác muốn trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện phải tích hợp các loại hình truyền thông truyền thống, khai thác triệt để thế mạnh, tiềm năng của Internet cũng như các ứng dụng của công nghệ thông tin, nhằm tạo dựng một cơ quan thông tin mạnh có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với công chúng”.
Với mong muốn đưa Đài TNVN, ngành phát thanh truyền hình Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Thế Kỷ, chúng ta cần nắm bắt các xu hướng của truyền thông thế giới: thực hiện truyền thông đa nền tảng; mạng truyền thông xã hội sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và tạo ra thế cạnh tranh gay gắt giữa màn hình to và màn hình siêu nhỏ; ứng dụng công nghệ kỹ thuật số là tất yếu; nội dung chương trình luôn là yếu tố quyết định sự thành công.
Từ xu hướng trên, Đài TNVN và các cơ quan báo đài khác cần phải làm gì, làm thế nào để không bị tụt hậu, để tồn tại và phát triển.
Hội thảo "Phát thanh trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông đa phương tiện" |
VOV lấy tiêu chí “lấy thính giả, khán giả, độc giả làm trung tâm"
Chia sẻ những kinh nghiệm của Đài TNVN, ông Nguyễn Thế Kỷ cho biết, trong thời gian tới, Đài TNVN sẽ thực hiện những công việc sau đây:
“Sắp xếp, củng cố, thống nhất (trong sự đa dạng, bằng cách tổ hợp) các binh chủng đã có: phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in, tạo sự thống nhất, giao thoa, tương tác, tương hỗ lẫn nhau giữa các loại hình báo chí.
Tích hợp nội dung và truyền phát online sẽ là xu thế chủ đạo trong thời gian tới để đảm bảo rằng công chúng của VOV có thể nghe thông tin trên các kênh phát thanh, nghe xem thông tin qua kênh truyền hình của VOV, tiếp cận các thông tin đó trên báo điện tử VOV.VN.
Đổi mới công nghệ, thiết bị phát thanh truyền hình: tiến tới chuyển sang phát thanh truyền hình kỹ thuật số theo tiêu chuẩn quốc gia mới đã được chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuẩn phát sóng kỹ thuật số đối với phát thanh.
Thành lập chuỗi giá trị phát thanh, truyền hình kỹ thuật số bao gồm các đơn vị sản xuất nội dung, đơn vị tích hợp thông tin, đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật, đơn vị cung cấp và phân phối dịch vụ…
Đổi mới toàn diện nội dung đối với các khối biên tập: hướng đến tiêu chí “lấy thính giả, khán giả, độc giả” làm trung tâm. Sản xuất và phát sóng những gì công chúng cần chứ không sản xuất và phát sóng những gì Đài có. Luôn luôn coi nội dung hấp dẫn, bổ ích là những tài sản đắt giá, quý hiếm và làm nên thương hiệu VOV.
Sử dụng các trang mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả để quảng bá, làm tăng giá trị của các sản phẩm phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Xác định cách làm báo chí hiệu quả trong môi trường công nghệ thông tin và trang mạng xã hội phát triển, trong bối cảnh ai cũng có thể làm báo với một chiếc điện thoại di động thông minh.
Đổi mới hệ thống quản trị về nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, vật lực của VOV để đáp ứng vận hành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Thành lập đội ngũ lập kế hoạch chiến lược để hoạch định sự phát triển của VOV trong thời gian tới. Xây dựng một tổ hợp truyền thông đa phương tiện mà không có quy hoạch tổng thể sẽ vừa lãng phí, vừa làm giảm hiệu quả cũng như uy tín của Đài TNVN đối với công chúng”.
Nguồn: VOV
Bình luận