Cử tri Hà Nội hoan nghênh việc thu nhà của nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền và đề xuất cần làm tích cực hơn để tìm ra nhiều ông Trần Văn Truyền hơn nữa.
Sáng 6/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII. Một vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là vụ việc thu nhà của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Cử tri Nông Quang Lập (Ủy viên Ủy ban MTTQ quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: Qua sự việc ông Trần Văn Truyền thấy sức mạnh của đảng viên, người có chức có quyền chưa thực sự chống tham nhũng. Cử tri mong Đảng, Chính phủ làm rõ vụ việc ông Truyền. Đề nghị kiểm tra hơn 60 trường hợp bổ nhiệm trước khi ông Truyền về hưu có đúng không?
“Có cán bộ cao cấp, 8 năm nghỉ hưu con cái không trả nhà, sau vụ ông Truyền thì trả nhà ngay. Cán bộ đảng viên rất hoan nghênh xử lý vụ ông Truyền. Mong rằng chúng ta quyết liệt hơn, tích cực hơn để tìm ra được nhiều ông Trần Văn Truyền nữa” - cử tri Nông Quang Lập đề xuất.
Tương tự, cử tri Nguyễn Văn Hồi (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) cũng đề xuất cần đẩy mạnh phòng chống tham nhũng hơn nữa. “Cần phải thu lại tiền tham nhũng. Tài sản tham nhũng 10 mà chưa thu được 2. Đấy là tiền của của nhà nước”.
Cử tri này lấy ví dụ về trường hợp của ông Trần Văn Truyền với hàng loạt nhà đất, biệt thự ở TP HCM, Bến Tre và đặt vấn đề: “Một số cán bộ sử dụng nhà công vụ 8 năm rồi cũng chưa trả lại. Ngay một vị lãnh đạo ở Hà Nội cả chục năm nay rồi cũng chưa giải quyết xong. Đấy là tham nhũng chứ còn là gì?”.
Theo cử tri Nguyễn Văn Hồi, phải giải quyết triệt để tham nhũng này vì đấy là tài sản của nhân dân, của đất nước.
Quyết liệt hơn, cử tri Bùi Văn Lang (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) nói: “Ông Trần Văn Truyền từng là người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng. Bản tường trình của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi: Tại sao người canh đền lại tự đốt đền?”
Mở rộng vấn đề, cử tri Nguyễn Minh Trung (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) phản ánh đấu tranh chống tham nhũng, cử tri vẫn chưa hài lòng vì tính quyết liệt của ta chưa cao.
Sáng 6/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII. Một vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là vụ việc thu nhà của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Cử tri Nông Quang Lập (Ủy viên Ủy ban MTTQ quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: Qua sự việc ông Trần Văn Truyền thấy sức mạnh của đảng viên, người có chức có quyền chưa thực sự chống tham nhũng. Cử tri mong Đảng, Chính phủ làm rõ vụ việc ông Truyền. Đề nghị kiểm tra hơn 60 trường hợp bổ nhiệm trước khi ông Truyền về hưu có đúng không?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 từ trái qua) tiếp xúc với cử tri Hà Nội |
“Có cán bộ cao cấp, 8 năm nghỉ hưu con cái không trả nhà, sau vụ ông Truyền thì trả nhà ngay. Cán bộ đảng viên rất hoan nghênh xử lý vụ ông Truyền. Mong rằng chúng ta quyết liệt hơn, tích cực hơn để tìm ra được nhiều ông Trần Văn Truyền nữa” - cử tri Nông Quang Lập đề xuất.
Tương tự, cử tri Nguyễn Văn Hồi (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) cũng đề xuất cần đẩy mạnh phòng chống tham nhũng hơn nữa. “Cần phải thu lại tiền tham nhũng. Tài sản tham nhũng 10 mà chưa thu được 2. Đấy là tiền của của nhà nước”.
Cử tri này lấy ví dụ về trường hợp của ông Trần Văn Truyền với hàng loạt nhà đất, biệt thự ở TP HCM, Bến Tre và đặt vấn đề: “Một số cán bộ sử dụng nhà công vụ 8 năm rồi cũng chưa trả lại. Ngay một vị lãnh đạo ở Hà Nội cả chục năm nay rồi cũng chưa giải quyết xong. Đấy là tham nhũng chứ còn là gì?”.
Theo cử tri Nguyễn Văn Hồi, phải giải quyết triệt để tham nhũng này vì đấy là tài sản của nhân dân, của đất nước.
Quyết liệt hơn, cử tri Bùi Văn Lang (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) nói: “Ông Trần Văn Truyền từng là người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng. Bản tường trình của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi: Tại sao người canh đền lại tự đốt đền?”
Mở rộng vấn đề, cử tri Nguyễn Minh Trung (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) phản ánh đấu tranh chống tham nhũng, cử tri vẫn chưa hài lòng vì tính quyết liệt của ta chưa cao.
“Phải chăng chúng ta vẫn có những vùng cấm?... Phân vùng cấm, cử tri đề nghị là không nên. Khi đã vi phạm pháp luật, ở bất cứ cấp nào cũng phải thi hành” - cử tri Nguyễn Minh Trung nói.
Trả lời cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Thái độ của đảng ta là kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng và thêm cả lãng phí”.
Theo nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, quan trọng là phương pháp cách làm và có hiệu quả. Chống được tham nhũng nhưng bảo đảm được chính trị ổn định xã hội để phát triển đất nước. Cho nên không có “vùng cấm”.
“Như vừa rồi có việc của ông Trần Văn Truyền có mấy cái nhà, thì chúng ta đã báo cáo công khai kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Làm phải theo đúng pháp luật, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, không để bị lợi dụng” - Tổng Bí thư đúc kết.
Tổng Bí thư nói tiếp về vấn đề này: “Tập trung vào xử lý cho tốt, cho nghiêm, nhưng cần phải có thời gian. Ban bí thư có chỉ đạo từ năm nay rồi nhưng phải qua xác minh, điều tra, xem xét chứng cứ thế nào, kết luận thế nào cho đúng để tâm phục, khẩu phục. Đến mức nào thì xử lý đến mức đấy, kể cả là khai trừ ra khỏi Đảng. Cái này Uỷ ban kiểm tra Trung ương đang làm tiếp”.
Theo NLĐCử tri Nguyễn Minh Trung đề xuất không nên có vùng cấm trong chống tham nhũng |
Trả lời cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Thái độ của đảng ta là kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng và thêm cả lãng phí”.
Theo nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, quan trọng là phương pháp cách làm và có hiệu quả. Chống được tham nhũng nhưng bảo đảm được chính trị ổn định xã hội để phát triển đất nước. Cho nên không có “vùng cấm”.
“Như vừa rồi có việc của ông Trần Văn Truyền có mấy cái nhà, thì chúng ta đã báo cáo công khai kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Làm phải theo đúng pháp luật, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, không để bị lợi dụng” - Tổng Bí thư đúc kết.
Tổng Bí thư nói tiếp về vấn đề này: “Tập trung vào xử lý cho tốt, cho nghiêm, nhưng cần phải có thời gian. Ban bí thư có chỉ đạo từ năm nay rồi nhưng phải qua xác minh, điều tra, xem xét chứng cứ thế nào, kết luận thế nào cho đúng để tâm phục, khẩu phục. Đến mức nào thì xử lý đến mức đấy, kể cả là khai trừ ra khỏi Đảng. Cái này Uỷ ban kiểm tra Trung ương đang làm tiếp”.
Bình luận