"Hôm nay ông Đinh La Thăng trì trệ, phiếu tín nhiệm bị thấp, khi góp ý kiến rồi thì sửa đổi phiếu tăng ngay" - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Sáng 6/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII.
Đánh giá cao hiệu quả các lần lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh do Quốc hội (QH) bầu và phê chuẩn, các cử tri vẫn chung băn khoăn và mong muốn nên có 2 mức phiếu: tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì có 3 mức: tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao như hiện nay.
Mở đầu, cử tri Nguyễn Minh Trung (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do đại biểu (ĐB) QH bầu đã có những tác dụng tích cực, vừa động viên, vừa nhắc nhở các vị đã làm tốt nêu cao hơn tinh thần làm việc.
“Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức cử tri vẫn chưa bằng lòng lắm. Đưa ra 3 mức các ĐBQH rất khó khăn trong đánh giá. Đã tín nhiệm còn tín nhiệm cao, rồi tín nhiệm thấp. Việc lấy tín nhiệm nên để 2 mức là tốt nhất” - cử tri Trung đề xuất.
Cùng chung ý kiến với cử tri Nguyễn Minh Trung, cử tri Nguyễn Viết Hoàn (quận Ba Đình) còn băn khoăn là có xác minh được tài sản của các vị được lấy phiếu hay không.
Dành thời gian để nói về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò tín nhiệm. “Lấy phiếu tín nhiệm cao hay thấp để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe; kịp thời khuyến khích động viên anh này làm tốt hơn, đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại” - Tổng Bí thư giải thích.
Theo Tổng Bí thư: “Đây là một kênh để Đảng xem xét, tham khảo đánh giá thăm dò cán bộ, qua ý kiến của nhân dân như thế, phiếu tín nhiệm như thế thì sắp tới có tiếp tục bổ nhiệm anh nữa hay không”
Tổng bí thư giải thích thêm: “Sở dĩ quy định 3 mức tín nhiệm là mở đường cho anh tiến bộ. Còn nếu tín nhiệm thấp rồi thì đưa luôn ra bỏ phiếu tín nhiệm theo luật, thì khi đó một là anh làm, hai là bãi nhiệm. Còn ở đây là chúng ta răn đe trước, anh không được, không tiến bộ mới bị bỏ phiếu tước quyền của anh”.
“Hôm nay có thể thế này, ngày mai có thể thế khác. Hôm nay ông Đinh La Thăng trì trệ, phiếu tín nhiệm bị thấp, khi góp ý kiến rồi thì sửa đổi phiếu tăng ngay. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng, lần trước phiếu tín nhiệm thấp nhất vì để nợ công, nợ xấu, lãi suất như thế. Bây giờ sửa được rồi, lãi suất giảm, dự trữ ngoại hối gấp 10 lần trước… làm tốt nên phiếu tín nhiệm khác ngay” - Tổng Bí thư lấy ví dụ.
Tổng Bí thư cho biết sau khi QH thảo luận, trao đổi đi lại, dân chủ, cuối cùng QH biểu quyết với 82% đại biểu đồng ý. Bây giờ đã thống nhất cao, cần tập trung làm cho tốt. “Cái hay của chúng ta là lấy phiếu tín nhiệm, không ai trên thế giới làm như ta, người ta chỉ bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm thôi” - Tổng Bí thư nhìn nhận.
Với ý kiến về việc kê khai tài sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay hiện đã có quy định công khai tài sản nơi công tác. “Chứ bây giờ nếu công khai tất cả trên báo chí thì lại vi phạm Hiến pháp về quyền công dân. Nếu chúng ta tổng kết thấy quy định không phù hợp thì sửa luật thôi, tinh thần là thế và phải thượng tôn pháp luật phải là như thế” - Tổng Bí thư nói.
Theo NLĐ
Sáng 6/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII.
Đánh giá cao hiệu quả các lần lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh do Quốc hội (QH) bầu và phê chuẩn, các cử tri vẫn chung băn khoăn và mong muốn nên có 2 mức phiếu: tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì có 3 mức: tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao như hiện nay.
Mở đầu, cử tri Nguyễn Minh Trung (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do đại biểu (ĐB) QH bầu đã có những tác dụng tích cực, vừa động viên, vừa nhắc nhở các vị đã làm tốt nêu cao hơn tinh thần làm việc.
“Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức cử tri vẫn chưa bằng lòng lắm. Đưa ra 3 mức các ĐBQH rất khó khăn trong đánh giá. Đã tín nhiệm còn tín nhiệm cao, rồi tín nhiệm thấp. Việc lấy tín nhiệm nên để 2 mức là tốt nhất” - cử tri Trung đề xuất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội sáng 6/12 |
Cùng chung ý kiến với cử tri Nguyễn Minh Trung, cử tri Nguyễn Viết Hoàn (quận Ba Đình) còn băn khoăn là có xác minh được tài sản của các vị được lấy phiếu hay không.
Dành thời gian để nói về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò tín nhiệm. “Lấy phiếu tín nhiệm cao hay thấp để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe; kịp thời khuyến khích động viên anh này làm tốt hơn, đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại” - Tổng Bí thư giải thích.
Theo Tổng Bí thư: “Đây là một kênh để Đảng xem xét, tham khảo đánh giá thăm dò cán bộ, qua ý kiến của nhân dân như thế, phiếu tín nhiệm như thế thì sắp tới có tiếp tục bổ nhiệm anh nữa hay không”
Tổng bí thư giải thích thêm: “Sở dĩ quy định 3 mức tín nhiệm là mở đường cho anh tiến bộ. Còn nếu tín nhiệm thấp rồi thì đưa luôn ra bỏ phiếu tín nhiệm theo luật, thì khi đó một là anh làm, hai là bãi nhiệm. Còn ở đây là chúng ta răn đe trước, anh không được, không tiến bộ mới bị bỏ phiếu tước quyền của anh”.
“Hôm nay có thể thế này, ngày mai có thể thế khác. Hôm nay ông Đinh La Thăng trì trệ, phiếu tín nhiệm bị thấp, khi góp ý kiến rồi thì sửa đổi phiếu tăng ngay. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng, lần trước phiếu tín nhiệm thấp nhất vì để nợ công, nợ xấu, lãi suất như thế. Bây giờ sửa được rồi, lãi suất giảm, dự trữ ngoại hối gấp 10 lần trước… làm tốt nên phiếu tín nhiệm khác ngay” - Tổng Bí thư lấy ví dụ.
Tổng Bí thư cho biết sau khi QH thảo luận, trao đổi đi lại, dân chủ, cuối cùng QH biểu quyết với 82% đại biểu đồng ý. Bây giờ đã thống nhất cao, cần tập trung làm cho tốt. “Cái hay của chúng ta là lấy phiếu tín nhiệm, không ai trên thế giới làm như ta, người ta chỉ bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm thôi” - Tổng Bí thư nhìn nhận.
Với ý kiến về việc kê khai tài sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay hiện đã có quy định công khai tài sản nơi công tác. “Chứ bây giờ nếu công khai tất cả trên báo chí thì lại vi phạm Hiến pháp về quyền công dân. Nếu chúng ta tổng kết thấy quy định không phù hợp thì sửa luật thôi, tinh thần là thế và phải thượng tôn pháp luật phải là như thế” - Tổng Bí thư nói.
Theo NLĐ
Bình luận