'Tham nhũng gây hại cho chính trị, kinh tế nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình. Không ai bật đèn xanh cho tham nhũng, lãng phí cả' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Như thường lệ, tham nhũng tiêu cực, lãng phí là vấn đề được cử tri quan tâm đề cập nhiều nhất mỗi lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi tiếp xúc cử tri.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán, Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ cho rằng, chủ trương chống tham nhũng trong thời gian qua được thực hiện rất quyết liệt, với nhiều vụ án lớn đã diễn ra với những án tử hình rất nghiêm khắc, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta.
o rằng, khi thực hiện chống tiêu cực, tham nhũng thì phải đưa công an vào cuộc, không được né tránh, vì công an là lực lượng nắm rất chắc từng vụ việc cụ thể. Bà cũng đề nghị khi người dân khiếu kiện đông người thì ông Bí thư, Chủ tịch huyện, tỉnh phải ra “đón dân của mình về” để giải quyết. Có như thế mới bênh vực được quyền lợi của nhân dân và mới biết được cán bộ của mình làm đúng hay sai.
Tiếp xúc với đoàn ĐBQH Hà Nội, cử tri Nguyễn Phú Nho (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình) phản ánh sự đau xót của cử tri vì trong lúc cuộc sống của người dân đang rất khổ, Nhà nước đang phải đi vay tiền trả nợ thì lãng phí lại xảy ra lớn. “Từ làm đường, làm trường, làm chợ hay mua sắm ô tô, kể cả các hội nghị đón huân chương, mừng công mà hoa cứ đầy rẫy, lãng phí không biết đâu mà kể, giá những cái này bớt đi, dân sẽ bớt nghèo hơn”.
Cũng theo cử tri Nho, nguyên nhân dẫn đến lãng phí nhiều, trong đó có cả năng lực quản lý, cũng như lợi ích nhóm và một số vấn đề về liên quan đến cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Ông đề nghị Quốc hội cần tìm ra nguyên nhân cơ bản để xử lý lãng phí cho hiệu quả. “Lãng phí chỉ toàn nói đến chúng ta mà ít nói tôi cá nhân, nên phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu và phải xử lý nghiêm minh” – cử tri Nho đề nghị.
Liên quan đến vấn đề quản lý cán bộ, cử tri Đặng Tài Tính (phường Cống Vị, Ba Đình) đề nghị xem lại bố trí luân chuyển, sắp xếp cán bộ từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Theo ông, nếu cán bộ luân chuyển về địa phương chỉ 2 năm đã lại về trung ương thì sẽ không ổn định được tình hình của địa phương.
Giải đáp một số băn khoăn, kiến nghị của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, kỳ họp Quốc hội thứ 8 tới đây là kỳ họp cuối năm và rất nặng vì phải nhìn lại toàn bộ vấn đề KT-XH trong cả năm với nhiều luật phải thông qua cũng như cho ý kiến lần đầu.
Về bố trí cán bộ mà cử tri nêu, theo Tổng Bí thư đây là vấn đề gốc, công việc gốc của Đảng nên luôn được coi trọng trong việc đào tạo cán bộ nhân lực nói chung, lao động có trình độ chất lượng cao, và đặc biệt là cán bộ quản lý. Nhưng cán bộ khi luân chuyển về địa phương, quy định phải tối thiểu 3 năm. Đây là giai đoạn thử thách thực sự đối với người cán bộ, chứ không phải cứ đi về địa phương lấy cái mác để rồi đề bạt lên cao hơn.
Đồng tình trước những bức xúc của cử tri và người dân về vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh rằng, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
“Tham nhũng gây hại ngay cho chính trị, kinh tế nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình, không ai bật đèn xanh cho tham nhũng, lãng phí cả. Nhưng nó cũng rất phức tạp nên phải kiên trì, phải làm đến mức không ai còn dám tham nhũng, không ai muốn tham nhũng nữa…” - Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương nhất quán là kiên quyết đấu tranh phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Chúng ta muốn làm thật nhanh nhưng trên thực tế lại phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn, bao mối quan hệ trong một vụ án phức tạp, nếu không làm cẩn thận lại xảy ra oan sai. Song tinh thần là đã phát hiện vụ việc thì phải xử lý rất nghiêm.
“Chúng ta kiên quyết nhưng phải bình tĩnh, tỉnh táo, làm lâu dài bằng nhiều biện pháp, làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình như cha ông ta từng nói” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Theo Infonet
Cử tri Nguyễn Hồng Toán, Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ cho rằng, chủ trương chống tham nhũng trong thời gian qua được thực hiện rất quyết liệt, với nhiều vụ án lớn đã diễn ra với những án tử hình rất nghiêm khắc, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta.
o rằng, khi thực hiện chống tiêu cực, tham nhũng thì phải đưa công an vào cuộc, không được né tránh, vì công an là lực lượng nắm rất chắc từng vụ việc cụ thể. Bà cũng đề nghị khi người dân khiếu kiện đông người thì ông Bí thư, Chủ tịch huyện, tỉnh phải ra “đón dân của mình về” để giải quyết. Có như thế mới bênh vực được quyền lợi của nhân dân và mới biết được cán bộ của mình làm đúng hay sai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chống tham nhũng phải kiên trì. (Ảnh Nguyễn Dũng) |
Cũng theo cử tri Nho, nguyên nhân dẫn đến lãng phí nhiều, trong đó có cả năng lực quản lý, cũng như lợi ích nhóm và một số vấn đề về liên quan đến cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Ông đề nghị Quốc hội cần tìm ra nguyên nhân cơ bản để xử lý lãng phí cho hiệu quả. “Lãng phí chỉ toàn nói đến chúng ta mà ít nói tôi cá nhân, nên phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu và phải xử lý nghiêm minh” – cử tri Nho đề nghị.
Liên quan đến vấn đề quản lý cán bộ, cử tri Đặng Tài Tính (phường Cống Vị, Ba Đình) đề nghị xem lại bố trí luân chuyển, sắp xếp cán bộ từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Theo ông, nếu cán bộ luân chuyển về địa phương chỉ 2 năm đã lại về trung ương thì sẽ không ổn định được tình hình của địa phương.
Giải đáp một số băn khoăn, kiến nghị của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, kỳ họp Quốc hội thứ 8 tới đây là kỳ họp cuối năm và rất nặng vì phải nhìn lại toàn bộ vấn đề KT-XH trong cả năm với nhiều luật phải thông qua cũng như cho ý kiến lần đầu.
Về bố trí cán bộ mà cử tri nêu, theo Tổng Bí thư đây là vấn đề gốc, công việc gốc của Đảng nên luôn được coi trọng trong việc đào tạo cán bộ nhân lực nói chung, lao động có trình độ chất lượng cao, và đặc biệt là cán bộ quản lý. Nhưng cán bộ khi luân chuyển về địa phương, quy định phải tối thiểu 3 năm. Đây là giai đoạn thử thách thực sự đối với người cán bộ, chứ không phải cứ đi về địa phương lấy cái mác để rồi đề bạt lên cao hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sáng 6/9 (Ảnh: Nguyễn Dũng) |
“Tham nhũng gây hại ngay cho chính trị, kinh tế nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình, không ai bật đèn xanh cho tham nhũng, lãng phí cả. Nhưng nó cũng rất phức tạp nên phải kiên trì, phải làm đến mức không ai còn dám tham nhũng, không ai muốn tham nhũng nữa…” - Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương nhất quán là kiên quyết đấu tranh phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Chúng ta muốn làm thật nhanh nhưng trên thực tế lại phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn, bao mối quan hệ trong một vụ án phức tạp, nếu không làm cẩn thận lại xảy ra oan sai. Song tinh thần là đã phát hiện vụ việc thì phải xử lý rất nghiêm.
“Chúng ta kiên quyết nhưng phải bình tĩnh, tỉnh táo, làm lâu dài bằng nhiều biện pháp, làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình như cha ông ta từng nói” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Theo Infonet
Bình luận