Sáng 16/7 (giờ địa phương), tình hình Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rõ ràng hơn sau một đêm hỗn loạn, Tổng thống Erdogan tuyên bố ông vẫn là người nắm quyền sau khi có một nhóm binh sỹ quân đội âm mưu tìm cách lật đổ chính phủ.
Âm mưu đảo chính
Âm mưu đảo chính được thực hiện vào đêm 15/7 với mục tiêu lật đổ chính quyền của ông Erdogan vì cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang phá hoại truyền thống của đất nước.
Ông Erdogan, khi đó đang nghỉ mát ở Marmaris đã lập tức đáp máy bay trở về Istanbul, kiểm soát tình hình và tuyên bố cuộc đảo chính là hành động 'phản quốc' do một nhóm nhỏ trong lực lượng vũ trang thực hiện.
Video chiến cơ lượn trên bầu trời đêm Thổ Nhĩ Kỳ
Trước khi đến Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lời kêu gọi người dân xuống đường ngăn chặn vụ đảo chính khiến tình hình trở nên hỗn loạn. Phe nổi dậy sử dụng cả xe tăng, trực thăng để thực hiện âm mưu của mình nhưng bị lực lượng an ninh khống chế, bắn hạ.
Các binh sỹ đầu tiên đầu hàng tập thể trên cầu Bosphorus khi 50 người bước ra khỏi khu vực xe tăng, trong khi đó, Tổng tư lệnh Hulusi Akar được cho là bị bắt cóc cũng được trả tự do.
Thương vong và bắt giữ
Theo The Guardian, có hơn 190 người thiệt mạng trong vụ đảo chính, trong đó có 41 sỹ quan cảnh sát, 2 binh sỹ, 47 dân thường và 104 người được gọi là có 'âm mưu đảo chính', ngoài ra có 1.440 bị thương sau các vụ đụng độ.
Video xe tăng đi lại trên phố trong đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
13 binh sỹ tìm cách xông vào Dinh Tổng thống ở Ankara bị bắt giữ, 16 người khác thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng cảnh sát quân sự.
Sau vụ đảo chính, có 2.839 thành viên lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ, trong đó có 29 đại tá và 5 tướng.
Phản ứng của ông Erdogan
Trong bài phát biểu đầy thách thức tại sân bay Ataturk, ông Erdogan nói với những người ủng hộ mình rằng những kẻ đảo chính đem xe tăng ra đường nhưng 'người của ông' đã đưa mọi thứ trở về vị trí của mình.
Trước đó, ông Erdoganũng khẳng định âm mưu đảo chính bất thành này là một 'cơ hội trời cho' để làm sạch lực lượng vũ trang.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc Giáo sỹ Fethullah Gülen, người đang sống lưu vong ở Mỹ là kẻ 'phản bội tổ quốc' và lôi kéo cuộc đảo chính.
Phản ứng của thế giới
Theo Reuters, từ Mỹ Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đều gọi điện cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để ủng hộ ông.
“Tổng thống và Ngoại trưởng cho rằng tất cả các bên ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải ủng hộ chính phủ dân bầu, kiềm chế, tránh gây bạo lực”, Nhà Trắng tuyên bố.
Lãnh đạo đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cũng lên tiếng kêu gọi bình tĩnh. “Chúng tôi kêu gọi sự kiềm chế và tôn trọng các thể chế dân chủ”, bà Mogherini cho biết.
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố bà ủng hộ chính quyền dân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ Tokyo, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết ông hết sức lo ngại với tình hình Thổ Nhĩ Kỳ. “Tôi đã yêu cầu chánh văn phòng nội các thu thập thông tin và nỗ lực đảm bảo sự an toàn của các công dân Nhật tại Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Abe nói.
Bình luận